Bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2

0
83
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 162 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hoá dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?

Bạn đang xem: Bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Trả lời bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các cơ sở:

+ Tôn giáo.

+ Nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học).

+ Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán).

+ Sinh hoạt (ăn, ở, mặc).

Cách trả lời 2

Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các cơ sở: tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán) , sinh hoạt (ăn, ở, mặc). Những mặt tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được trình bày đan xen tạo cho bài văn có sự uyển chuyển, nhẹ nhàng.

→ Đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để tiếp tục những giá trị đó trong thời kì hiện đại.

Cách trả lời 3

Tác giả phân tích đặc điểm văn hóa trên cơ sở:

+ Tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa

+ Nước ta có sự giao lưu văn hóa lâu đời, tiếp xúc, tiếp nhận biến đổi giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới, tiếp thu, chọn lọc

+ Nghệ thuật: sáng tạo tác phẩm tinh tế, không mang vẻ vĩ mô, tráng lệ, phi thường

+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều phát triển đến tuyệt kĩ

– Ứng xử: trọng tình nghĩa, không chú trọng đến trí dũng, không cầu thị, cực đoan, thích an ổn

+ Coi trọng đời sống thế tục, không bám lấy hiện thể, hay sợ hãi cái chết

+ Không đề cao trí tuệ mà coi trọng khôn khéo, bi thủ thế giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn

+ Con người ưa chuộn người Việt hiền lành, tình nghĩa

+ Giao tiếp ưu chuộn hợp tình hợp lý

+ Cách sống người Việt an phận thủ thường

+ Quan niệm về cái đẹp: vừa xinh vừa khéo

+ Màu sắc ưa chuộng: nhẹ nhàng, thanh nhã

Cách trả lời 4

* Đời sống tinh thần

– Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn học):

+ Tôn giáo: Người Việt Nam không cuồn tín, không cực đoan mà dung hòa, tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát, siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo.

+ Nước Việt và người Việt có sự giao lưu văn hóa lâu đời, sự tiếp xúc, tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là sự tiếp nhận một cách có chọn lọc và biến đổi những tinh hoa văn hóa nước ngoài của người Việt.

+ Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có qui mô lớn, không mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường.

+ Âm nhạc, hội họa kiến trúc: đều không phát triển đến tuyệt kĩ… Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.

– Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán): trọng tình nghĩa không chú ý nhiều đến trí dũng, khéo léo nhưng không cầu thị, cực đoan, thích yên ổn.

+ Coi trọng đời sống hiện thế trần tục nhưng không bám lấy hiện thế, quá sợ hãi cái chết.

+ Không ca tụng trí tuệ mà coi trọng sự khôn khéo. Khôn khéo là: ăn đi trước, lội nước theo sau, bi thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.

+ Con người ưa chuộng của người Việt là con người hiền lành, tình nghĩa.

+ Coi sự giàu sang chỉ là tạm thời, cho nên không vì thế mà giành giật cho mình vì cũng không thể hưởng được thế.

+ Giao tiếp, ứng xử chuộng sự hợp tình, hợp lí.

* Đời sống vật chất

– Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải:

+ Người Việt mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh thản, thong thả.

+ Cách sống của người Việt là yên phận thủ thường.

+ Áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì.

– Quan niệm về cái đẹp trong suy nghĩ của người Việt: vừa xinh, vừa khéo.

+ Người Việt không thích cái tráng lệ huy hoàng, không say mê cái huyền ảo.

+ Màu sắc ưa chuộng của người Việt là cái dịu dàng, thanh nhã.

Cách trả lời 5

Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa văn học):Tôn giáo: Người Việt Nam không cuồn tín, không cực đoan mà dung hòa, tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát, siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo. Nước Việt và người Việt có sự giao lưu văn hóa lâu đời, sự tiếp xúc, tiếp nhận và biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là sự tiếp nhận một cách có chọn lọc và biến đổi những tinh hoa văn hóa nước ngoài của người Việt.

Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có qui mô lớn, không mang vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, phi thường. Âm nhạc, hội họa kiến trúc: đều không phát triển đến tuyệt kĩ… Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.

Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán): trọng tình nghĩa không chú ý nhiều đến trí dũng, khéo léo nhưng không cầu thị, cực đoan, thích yên ổn. Coi trọng đời sống hiện thế trần tục nhưng không bám lấy hiện thế, quá sợ hãi cái chết. Không ca tụng trí tuệ mà coi trọng sự khôn khéo. Khôn khéo là: ăn đi trước, lội nước theo sau, bi thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Con người ưa chuộng của người Việt là con người hiền lành, tình nghĩa. Coi sự giàu sang chỉ là tạm thời, cho nên không vì thế mà giành giật cho mình vì cũng không thể hưởng được thế.  Giao tiếp, ứng xử chuộng sự hợp tình, hợp lí.

Sinh hoạt (ăn, ở, mặc) ưa chừng mực, vừa phải:  Người Việt mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh thản, thong thả.  Cách sống của người Việt là yên phận thủ thường. Áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì.

Quan niệm về cái đẹp trong suy nghĩ của người Việt: vừa xinh, vừa khéo.Người Việt không thích cái tráng lệ huy hoàng, không say mê cái huyền ảo. Màu sắc ưa chuộng của người Việt là cái dịu dàng, thanh nhã.

Với các cách trả lời bài 1 trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2 mà đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc tốt hơn trước trong khi soạn văn 12.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 162 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-162-sgk-ngu-van-12-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp