Bài 1 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Luyện tập)

0
65
Rate this post

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 174 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Làng (Kim Lân) ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Chọn và phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả tâm lí nhân vật.

Bạn đang xem: Bài 1 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Luyện tập)

Trả lời bài 1 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 174 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Đoạn văn:

“Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

….

– Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ”

– Phân tích:

Đoạn đối thoại này đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến. Trò chuyện với đứa con thực chất là cách ông tự thổ lộ nỗi lòng thủy chung của mình với làng quê, với kháng chiến.

– Nghệ thuật: Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại.

Cách trình bày 2

– Chọn đoạn:

 “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói đó của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

   Hay là quay về làng?…

   Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ,…”

– Phân tích:

+ Đoạn trích thể hiện tâm trạng vô cùng rối ren phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nửa muốn quay về làng, nửa lại muốn từ bỏ cái làng ấy.

+ Ông Hai muốn quay về làng bởi dẫu sao đó cũng là mảnh đất gắn bó với ông, là quê hương ông luôn mong nhớ trong lòng.

+ Ông muốn từ bỏ làng bởi bây giờ làng đã theo Tây, đã thành làng bán nước, ông trở về làng nghĩa là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ nên ông không còn muốn quay về nữa.

+ Ông Hai vốn yêu làng, yêu nước, hai tình cảm ấy trong ông gắn bó với nhau, càng yêu làng ông lại càng đau khổ, dằn vặt, giận dữ khi nghe tin làng theo Tây.

+ Đoạn trích sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật.

Cách trình bày 3

Đoạn văn miêu tả tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:

“Ông Hai cúi gằm xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

Phân tích:

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm để nhân vật ông Hai chất vất chính mình, diễn tả những day dứt, xót xa, tủi nhục của nhân vật. Ông cảm thấy xấu hổ, niềm tin như bị đổ vỡ, ngôi làng mà ông coi là niềm tự hào nay lại bán nước theo giặc. Ông nhìn sang lũ con mà tủi thân, trào nước mắt. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật, sự bất ngờ khi nghe tin làng theo giặc. Sự kiện này đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.

————–

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 174 SGK ngữ văn 9 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Làng (Kim Lân) trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 174 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Làng (Kim Lân)

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-174-sgk-ngu-van-9-tap-1-luyen-tap/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp