Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản, soạn bài Lặng lẽ SaPa chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
Bạn đang xem: Bài 1 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Trả lời bài 1 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
Cốt truyện và tình huống:
- Cốt truyện: “Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện đơn giản kể lại một cuộc gặp gỡ của bốn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng. Qua cuộc gặp ấy chân dung cửa anh thanh niên hiện ra khiến người đọc phải suy nghĩ.
- Cuộc gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc hoạ chân dung nhân vật chính (anh thanh niên) một cách tự nhiên, tập trung qua cái nhìn, suy nghĩ của các nhân vật khác (bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư).
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có tình huống truyện rất giản dị, nhẹ nhàng tựa như cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới cổ tích.
Cách trình bày 2
Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện:
– Truyện Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa (ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ) với anh thanh niên làm công tác khí tượng ở trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Với tình huống ấy, nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác, đặc biệt là của ông hoạ sĩ. Cách trần thuật như vậy có tác dụng khắc hoạ nhân vật chính một cách khách quan, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
– Theo lời tác giả, truyện ngắn này là “một bức chân dung”. Đó là chân dung nhân vật anh thanh niên. Nhân vật được hiện lên ở một số nét đẹp nhưng chưa được xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như chưa có cá tính. Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật như ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe.
Cách trình bày 3
– Tình huống truyện được xây dựng như sau: Bác lái xe dừng xe để cho hành khách nghỉ trên đỉnh Sa Pha, nơi anh thanh niên làm việc. Bác lái xe giới thiêu ông hoa sĩ già và cô kĩ sư trẻ làm quen với anh thanh niên. Đây là lần gặp gỡ đầu tiên của những người xa lạ nhưng trong một thời gian rất ngắn ngủi, giữa họ có sự cảm thông, quý mến thân tình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ ở nơi heo hút này để lại trong tâm tưởng mỗi người những tình cảm, ấn tượng tốt đẹp.
– Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “kí họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện ra để cho mọi người cảm nhận được rằng: “Trong cái lặng im của Sa Pa […], Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
Cách trình bày 4
– Cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người : ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn.
– Tình huống truyện: Giản dị, nhẹ nhàng, lặng lẽ.
– Bức chân dung : Tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ.
————–
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 189 SGK ngữ văn 9 tập 1 được tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Lặng lẽ SaPa tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp