Bài 1 trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1

0
70
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 203 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường chi tiết nhất.

Đề bài:

Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết là của tác giả?

Bạn đang xem: Bài 1 trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời bài 1 trang 203 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Để soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ? lớp 12 tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi 1 trang 203 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trình bày 1

Sông Hương ở thượng lưu được tác giả miêu tả như một dòng sông có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại” nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm.

– Nhà văn khắc họa dòng sông tươi đẹp và thơ mộng với những hình ảnh đầy ấn tượng: “một bản trường ca của rừng già”; “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác”, cuộn xoáy như một cơn lốc” nhưng có có lúc thơ mộng: “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.

– Cách sử dụng từ ngữ độc đáo: bản trường ca của rừng già, dịu dàng và say đắm…

– Sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh kết hợp nhân hóa: “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng…”

Cách trình bày 2

a, Vẻ đẹp của thượng lưu được tác giả miêu tả:

– Mang vẻ đẹp sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm, có lúc dịu dàng, say đắm

+ Sự mãnh liệt hoang dại của con sông được thể hiện qua biện pháp so sánh: bản trường ca rừng già, hình ảnh đầy ấn tượng, sự mãnh liệt thể hiện qua ghềnh thác, cuộc sóng như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn

– Vẻ đẹp dịu dàng, say đắm: màu sắc rực rỡ

– Dòng sông được nhân hóa, cô gái di-gan phóng khoáng, man dại, rừng già hun đúc cho cô gái bản lĩnh dan dạ, tâm hồn tư do và trong sáng

b, Đầu bài viết người đọc cảm nhận sự tài hoa từ ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng, kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… hấp dẫn về con sông mang nét thơ mộng

– Kết thúc tác giả thể hiện trọn vẹn con sông, tâm hồn sâu thẳm của nó, dẫn dắt, mở sang đoạn tiếp.

Cách trình bày 3

a. Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sông mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cùng có lúc dịu dàng, say đắm.

–   Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông đựơc thể hiện qua những so sánh: “bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn tượng: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”. Sự mãnh liệt thể hiện qua những ghềnh thác, cuộn sóng như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…

–   Vẻ dịu dàng, say đắm: sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”).

–   Dòng sông được nhân hoá của một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho “cô gái” một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.

b. Ngay từ đầu bài viết người đọc đã cảm nhận được sự cảm nhận tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.

–   Kết thúc đoạn văn, tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông (tâm hồn sâu thẳm của nó) vừa dẫn dắt, gợi mở sang đoạn tiếp theo.

Cách trình bày 4

Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.  Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh: “Bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn tượng: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, sự mãnh liệt thể hiện qua những ghềnh thác, cuộn sóng như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn… Vẻ dịu dàng, say đắm: sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”). Dòng sông được nhân hóa như một cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho “cô gái” một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Sông Hương với cuộc hành trình gian truân để về chảy trong thành phố.  Như vậy, với việt miêu tả sông Hương ở vùng thượng lưu đã khiến ngay từ đầu trang viết người đọc đã cảm nhận được sự cảm nhận tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thù, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 203 SGK ngữ văn 12 tập 1 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 203 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-203-sgk-ngu-van-12-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp