hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần soạn bài Nhân vật giao tiếp chi tiết nhất.
Đề bài: Phân tích sự chi phối của vị thế xã hội ở các nhân vật đối với lời nói của họ trong đoạn trích.
Trả lời bài 1 trang 21 SGK văn 12 tập 2
Cách trả lời 1:
Bạn đang xem: Bài 1 trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Trong đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp là anh Mịch và ông lí. Ông lí là người đứng đầu một làng trong xã hội phong kiến xưa và rất có quyền thế. Còn anh Mịch chỉ là một nông dân nghèo hèn, bị coi rẻ. Vị thế xã hội ấy đã chi phối sâu sắc đến việc giao tiếp của các nhân vật trong đoạn trích trên.
– Anh Mịch: điệu bộ đáng thương, tội nghiệp, xưng hô “ông – con”, cách dùng từ cũng tỏ ý hạ mình: “lạy” (được dùng đến 4 lần).
– Ông lí trưởng điệu bộ hách dịch, lạnh lùng, tàn nhẫn: “cau mặt, lắc đầu, roi… dậm dọa”; xưng hô bỗ bã “tao – mày”, câu nói cộc lốc, cụt ngủn, vô tình: “kệ mày”, “không được à?”, “mặc kệ chúng bay”…
Cách trả lời 2:
Hai nhân vật giap tiếp là anh Mịch, một người nông dân là lí trưởng, kẻ chức sắc có quyền thế trong làng.
Vị thế xã hội ấy đã chi phối đến các lời thoại trong cuộc hội thoại. Anh Mịch thì van xin, cầu cạnh: lạy ông, xưng hô con. Còn lí trưởng hách dịch hăm dọa: kệ mày và xưng hô là tao.
Anh Mịch | Ông lí | |
Vị thế xã hội |
– Vị thế xã hội thấp (giai cấp bị trị, bị áp bức, o ép) – Nạn nhân bị bắt đi xem bóng đá |
– Kẻ có chức quyền, đại diện cho tầng lớp thống trị – Thừa lệnh bắt người đi xem bóng đá |
Lời nói | Hành động nói: cầu xin, van lạy | – Hách dịch, trịch thượng, quát tháo |
Xem trước bài soạn
:
Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2 do tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Nhân vật giao tiếp tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp