hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 22 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 2 (Tác phẩm) chi tiết nhất.
Đề bài: Bài Đại cáo bình Ngô gồm 4 đoạn. Hãy tóm lược nội dung của từng đoạn. Nội dung của từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào?
Trả lời bài 1 trang 22 SGK văn 10 tập 2
Cách trả lời 1:
Bạn đang xem: Bài 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10 tập 2
Bài Đại cáo bình Ngô gồm 4 đoạn:
– Đoạn 1 (“Việc nhân nghĩa… chứng cứ còn ghi”): Tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến.
– Đoạn 2 (“Vừa rồi… Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng tội ác giặc Minh
– Đoạn 3 (“Ta đây… chưa thấy xưa nay”): Lược thuật quá trình kháng chiến.
– Đoạn 4 (Còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước.
Nội dung mỗi đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc thể hiện xuyên suốt tác phẩm bằng cách sử dụng những từ có tính chất hiển nhiên, rút ra từ thực tiễn lịch sử.
Cách trả lời 2:
Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:
+ Đoạn 1 (từ đầu đến “…Chứng cớ còn ghi”): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt
+ Đoạn 2 (từ “Vừa rồi…” đến “...Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh
+ Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa…” đến “…cũng là chưa thấy xưa nay”): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.
+ Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.
=> Mỗi đoạn đều có một chủ đề riêng, nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt tác phẩm là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lòng yêu nước, yêu độc lập và niềm tự hào dân tộc.
Tham khảo thêm: Soạn bài Đại cáo bình Ngô phần 1 – Tác giả Nguyễn Trãi
Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 22 SGK ngữ văn 10 tập 2 do tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp