hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thương vợ – Trần Tế Xương chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo.)
Bạn đang xem: Bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Trả lời bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Để soạn bài Thương vợ – Tú Xương tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
– Hai câu đề kể về công việc làm ăn và ghánh nặng mà bà Tú phải đảm đang:
+ Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác.
+ Mom sông: Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.
→ Hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.
– Hai câu thực đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú:
+ Đảo ngữ “lặn lội” đưa lên đầu câu, dùng “thân cò” thay cho “con cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.
+ Quãng vắng, đò sông: Không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.
+ Biện pháp đối: “khi quãng vắng” đối lập với “buổi đò đông”.
+ Eo sèo: Gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ.
→ Hai câu thực miêu tả nỗi vất vả, cơ cực, khó khăn của bà Tú.
=> Bốn câu thơ đầu tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương của Tú Xương.
Cách trình bày 2
Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu
– Công việc: Buôn bán
– Địa điểm: ở mom sông
– “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng.
– Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.
– Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.
⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú.
Cách trình bày 3
– Hai từ “quanh năm” và “mom sông”, một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.
=> Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
– Ba từ “khi quãng vắng” đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.
– Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ “lặn lội” lên đầu câu) và dùng từ “thân cò” thay cho từ “con cò” càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ “thân cò” còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.
– Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa “buổi đò đông” còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm “khi quãng vắng”.
=> Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương.
Cách trình bày 4
– Hai câu đầu đã giới thiệu được hình ảnh bà Tú gắn với công việc mưu sinh trên không gian là bến sông và thời gian quanh năm, ngày này qua ngày khác:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
+ Công việc là buôn bán. Mom sông là vùng đất nhô ra sông, nơi đầu sóng ngọn gió.
=> Hình ảnh gợi lên cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.
– Cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú hiện lên rất rõ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
– Ba từ “khi quãng vắng” đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.
– Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ “lặn lội” lên đầu câu) và dùng từ “thân cò” thay cho từ “con cò” càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng vừa có những sáng tạo độc đáo. Dùng từ thân cò làm ý thơ mang tính khái quát cao hơn, nó giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận.
– Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa “buổi đò đông” còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm “khi quãng vắng”.
-> Qua đó hiện lên tâm trạng xót thương của Tú Xương dành cho vợ mình.
Cách trình bày 5
Hai câu thơ đầu giới thiệu về công việc kiếm sống mưu sinh của bà, người lam lũ tần tảo, chịu thương, chịu khó:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
“Quanh năm” ý chỉ ở đây là thời gian trong suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác bà vẫn vất vả “buôn bán” kiếm tiền nuôi gia đình.
“ Mom sông” hai từ đặc tả nói lên được không gian mà bà Tú lặn lội kiếm sống, muốn nói lên được vùng đất ấy là nơi đầu sóng ngọn gió. Đó không chỉ là vùng đất thuận lợi cho việc buôn bán mưu sinh mà đó là vùng đất rất khó khăn, bấp bênh. Tất cả Tú Xương thể hiện được như khắc họa từng cảnh vật một để làm nền cho một thân phận khổ cực như bà Tú khi phải “ nuôi đủ năm con với một chồng” bà phải gánh vác trên đôi vai gầy một chuyện không hề dễ dàng.
Trên cái nền không gian và thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú hiện lên rất rõ:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Tú Xương bằng cách liên tưởng hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa như thân cò mà sang tạo nên sự vất vả của vợ mình rằng :”Lặn lội thân cò khi quãng vắng”.
Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa. Có điều, Tú Xương vừa tiếp thu ca dao nhưng vừa có những sáng tạo độc đáo. Dùng từ thân cò làm ý thơ mang tính khái quát cao hơn, nó giúp gợi lên cả một số kiếp, nỗi đau thân phận. Có lẽ vì thế mà tình thương của Tú Xương dành cho bà Tú trở nên sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, từ láy lặn lội, eo sèo được đảo lên trước làm nổi bật hình ảnh lam lũ, vất vả của bà Tú.
Tham khảo:
- Phân tích 4 câu thơ đầu bài Thương vợ – Tú Xương
- Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Thương vợ – Tú Xương
Bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thương vợ trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp