Bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
63
Rate this post

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi mục Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô, soạn bài Xưng hô trong hội thoại ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó?

Bạn đang xem: Bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày về từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt đã được biên tập

Cách trình bày 1

– Tiếng Việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

Thí dụ: Tôi, ta, chúng ta, tớ, bọn tớ

– Cách dùng: Tôi, ta: thay thế cho một chủ thể đang phát biểu, chúng ta thay thể cho một nhóm người đang phát biểu, tớ cũng là một chủ thể đang phát biểu, nhưng mang sắc thái thân mật..

– Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

Cách trình bày 2

– Tất cả các danh từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Việt đều có thể trở thành từ xưng hô ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai : anh, chị, em, con, cháu, ông, bà, chú, bác, thím, cậu, mợ, cô, dì, ông trẻ, bà trẻ,... Các từ xưng hô này có thể dùng ở nhiều mối quan hệ

Ví dụ : bác dùng để gọi anh (chị) của bố mẹ hoặc bậc ngang tuổi bố mẹ trở lên (gọi bác xưng cháu) nhưng cũng dùng để gọi anh (chị) hoặc người bậc tuổi anh (chị) trong xưng hô thân mật (gọi bác xưng em).

– Một số từ chỉ nghề nghiệp, chức danh cũng có thể dùng làm từ xưng hô như bác sĩ, nhà báo, giáo sư, bộ trưởng,…

Cách trình bày 3

Một số từ ngữ dùng đế xưng hô trong tiếng Việt: tôi, mình, cậu, tớ, anh, chị, chúng tôi, bọn mày, bọn tao…

– Khi để xưng, người nói dùng: tôi, mình, tớ…. với người đối thoại gọi là cậu, anh, chị….

– Nếu dùng ở số nhiều: chúng tôi, bọn mày, bọn tao..

Ghi nhớ

– Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

– Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hộ cho thích hợp.

—————–

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 38 SGK ngữ văn 9 tập 1 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Xưng hô trong hội thoại tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Xưng hô trong hội thoại

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-38-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp