Bài 1 trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
66
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 47 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiNêu những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ. Mỗi tình tiết đã bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của ông? Từ đó anh (chị) có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ?

Trả lời bài 1 trang 47 SGK văn 10 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 1 trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 2

– Những chi tiết góp phần bộc lộ tính cách của Trần Thủ Độ:

+ Thưởng cho người dám vạch lỗi của mình -> công minh, bản lĩnh.

+ Ông giữ đúng luật pháp, không xét tội oan cho tên quân hiệu đã không cho vợ ông qua thềm cấm -> chí công vô tư, tôn trọng pháp luật.

+ Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin chức quan, ông đã tỏ thái độ răn đe -> có cách ứng xử tế nhị.

+ Vua muốn phong chức cho anh của Trần Thủ Độ nhưng ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm chọn người tài -> thẳng thắn, độ lượng, vô tư.

– Nhận xét về nhân cách của Trần Thủ Độ : cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình.

Tham khảo thêm: Phân tích đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ

Cách trả lời 2:

– Những tình tiết bộc lộ tính cách của Trần Thủ Độ:

+ Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ nhưng ông không những không biện minh cho bản thân, ông cũng không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình.

-> Ông rất công minh, độ lượng, có bản lĩnh. Với ông việc làm hữu ích cho đất nước, cho dân mới là câu trả lời cho tất cả.

+ Khi vợ ông khóc và mách với ông về việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông không vội trách tội tên quân hiệu mà điều tra rõ rồi khen thưởng kẻ giữ đúng luật pháp.

-> Ông là người chí công vô tư, tôn trọng luật pháp, không thiên vị người thân.

+ Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho làm chức Câu Đương, ông đã dạy cho tên này một bài học: muốn làm chức quan ấy, hắn phải chặt một ngón chân để phân biệt do “Ngươi vì có Công chúa xin cho…”.

-> Ông gìn giữ sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích.

+ Vua muốn phong chức cho người anh của Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa chọn người giỏi nhất, có thể là anh mình, có thể là mình, không nên hậu đãi cả hai sẽ làm rối việc triều chính.

-> Ông luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, không gây bè cánh.

– Qua những tình tiết trên ta thấy nổi bật bản lĩnh và nhân cách của Trần Thủ Độ : cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, gia đình, luôn gương mẫu, tôn trọng pháp luật, một nhân cách cao đẹp, thanh cao.

Cách trả lời 3:

Những chi tiết bộc lộ tính cách của Trần Thủ Độ:

– Đối với người vạch lỗi của mình, ông không ứng xử theo thói tầm thường, thừa nhận lời nói phải của người hoặc “Đúng như lời người ấy nói” và lấy tiền lụa thưởng cho anh ta.

-> Ông nghiêm khắc với bản thân, khích lệ người cấp dưới trung thực, dũng cảm, dám vạch tội của người khác, dù người đó là bề trên của mình.

– Đối với người lính giữ thềm cấm, ông không bênh vợ bắt tội tên lính mà tìm hiểu rõ sự việc, có thái độ khích lệ biết giữ nghiêm phép nước.

-> Ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân.

– Đối với họ hàng cậy xin chức tước, ông dạy cho họ một bài học: Muốn làm chức quan ấy phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với các người khác.

-> Ông là người biết giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, dựa dẫm người thân thích.

– Với người trong gia đình, khi vua bày tỏ muốn phong chức cho anh trai của ông, ông đã thẳng thắn trình bày quan điểm “Nên căn cứ vào phẩm chất, năng lực của mỗi người mà phong chức tước, không nên hậu đãi cả hai anh em, mà làm rối việc triều đình”.

-> Ông là người có thái độ chống lại thói gia đình trị rõ ràng, không tư lợi, luôn đặt việc công lên lợi ích gia tộc.

Nhận xét về nhân cách của Trần Thủ Độ : Các chi tiết trên đã làm nổi bật bản lĩnh và nhân cách vị thái sư đầu triều, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, đó là một phẩm chất đáng quý, ông xứng đáng là chỗ dựa của đất nước, là người nhân dân đặt niềm tin.

Các em vừa tham khảo 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 1 trang 47 SGK ngữ văn 10 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em đọc hiểu, chuẩn bị bài và soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 47 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-47-sgk-ngu-van-10-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp