Bài 1 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
63
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 62 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Đọc lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho biết:

Bạn đang xem: Bài 1 trang 62 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a) Tác giả dân gian kể chuyện gì? (Về tình cha con? Về tình vợ chồng chung thủy? Về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa?)

b) Trong truyện có sự việc trọng thủy và mị châu chia tay nhau, trọng thủy hỏi mị châu: “[…]” Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?” (chi tiết 1). Mị châu đáp: “Thiếp có áo lông ngỗng […] đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu” (chi tiết 2).

Theo anh (chị), có thể coi sự việc và các chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được không, vì sao? (Nếu không kể sự việc đó hoặc bỏ qua chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng để làm dấu thì câu chuyện có tiếp nối được không, vì sao?)

Trả lời bài 1 trang 62 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a) – Chuyện về tình cha con: là câu truyện về nỗi đau đớn của người cha khi phải tự tay giết chết con gái của mình bởi công chúa bị Rùa Vàng kết tội “bán nước”.

– Chuyện về tình vợ chồng: là truyện tình son sắc nhưng cũng chứa đầy trái ngang, đau khổ giữa Trọng Thủy – Mị Châu. Hai vợ chồng họ phải chịu sự chi phối của chiến tranh, dù rất yêu thương nhau.

– Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa: dân gian muốn nói đến nguyên nhân mất nước dưới thời An Dương Vương, bên cạnh đó là bài học về sự cảnh giác với thế lực thù địch quanh mình để bảo vệ đất nước.

b) Sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau là một sự việc tiêu biểu trong truyền thuyết này. Nó tạo ra sự liền mạch cho cốt truyện, giúp bộc lộ tính cách nhân vật. Trong sự việc ấy có hai chi tiết được coi là quan trọng:

+ Chi tiết Trọng Thuỷ hỏi Mị Châu: “…Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?” => là sự báo trước về cuộc chiến tranh sẽ xảy ra.

+ Chi tiết Mị Châu đáp lời: “Thiếp có áo lông ngỗng, đi đến đâu sẽ rứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường” => dẫn đến các chi tiết sau như: Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng để đuổi theo An Dương Vương và hai cha con An Dương Vương cùng đường.

– Ta không thể bỏ qua các chi tiết này bởi chi tiết trước làm tiền đề dẫn đến sự việc xảy ra ở chi tiết sau, giúp người đọc có thể hiểu được nội dung câu truyện.

Cách trình bày 2

a. Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy , tác giả dân gian kể:

– Chuyện về tình cha con

– Chuyện về tình vợ chồng chung thủy

– Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa

=>Ba chuyện đan lồng vào nhau.

=>Chuyện về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa là mạch văn chính của toàn bộ truyện

b.

– Sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau là một sự việc tiêu biểu.

– Trong sự việc này có hai chi tiết tiêu biểu là những mốc quan trọng dẫn dắt sự phát triển của truyện.

+ Chi tiết 1 là sự báo trước về cuộc chiến tranh sẽ xảy ra.

+ Chi tiết 2 logic với phần sau của truyện.

+ Giả sử bỏ chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng câu chuyện sẽ không nối tiếp được.

Cách trình bày 3

a. Truyện kể về:

–  Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: trong câu chuyện này, tác giả dân gian muốn giải thích một cách “nhẹ nhàng” nỗi đau mất nước và nhấn mạnh tinh thần cảnh giác, phê phán tính chủ quan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

–  Tình vợ chồng: Giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Câu chuyện về mối tình ngang trái nhưng son sắt thủy chung của Trọng Thủy – Mị Châu. Hai vợ chồng tuy đứng ở hai bên chiến tuyến nhưng tình cảm của họ vẫn vô cùng sâu nặng. Vì thế mà họ đã sống chết thủy chung với lời thề.

–  Tình cha, con: Giữa An Dương Vương và Mị Châu. Câu chuyện về nỗi đau đớn của người cha khi dứt ruột kết liễu đứa con mình vì cô công chúa ngây thơ đã vô tình có tội với dân với nước.

b. Đó là sự việc tiêu biểu bởi:

– Hai chi tiết mở ra bước ngoặt, sự việc mói, tình tiết mới. Nếu thiếu những chi tiết này câu chuyện sẽ dừng lại, kém phần ý nghĩa. Ví dụ nếu Trọng Thủy không than phiền thì tác giả dân gian khó mà miêu tả chi tiết Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng cất quân sang đánh Âu Lạc giành thắng lợi. Câu chuyện giảm sự hấp dẫn, còn đâu là bi tình sử Mị Châu – Trọng Thủy, còn đâu là thái độ của tác giả dân gian với hai nhân vật này.

Cách trình bày 4

Truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy kể về:

– Công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước: Tác giả dân gian trình bày quá trình hình thành đất nước và nguyên nhân để mất nước

– Tình cha- con: An Dương Vương đau đớn khi phải chém đầu đứa con ngây thơ Mị Châu

– Tình vợ chồng: Mị Châu- Trọng Thủy là mối tình ngang trái, dù đứng hai chiến tuyến nhưng tình cảm của họ sâu nặng

b, Sự việc tiêu biểu

– Hai chi tiết mở ra bước ngoặt, tình tiết mới, sự việc mới.

Những chi tiết trong câu chuyện đều là những chi tiết tiêu biểu bởi vì nếu không có chi tiết Mị Châu Trọng Thủy lấy dấu lông ngỗng giao hẹn thì Trọng Thủy sẽ không tìm thể theo dấu vết đó đánh chiếm và dành thắng lợi hoàn toàn.

Cách trình bày 5

a.

Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: xây thành, chế nỏ…

Câu chuyện ấy cũng nói lên được tình cha con máu mủ ruột già giữa An Dương Vương và Mị Châu.

Tình phu thê giữa Trọng Thủy và Mị Châu.

==> Qua diễn biến câu chuyện ta thấy được cái kết của số phận người con và số phận trong tình yêu.

b.

Đó chính là sự việc và các chi tiết tiêu biểu, vì chúng đều mở ra bước ngoặt và tình tiết mới.

Nếu trong câu chuyện này thiếu những chi tiết tiêu biểu thì sẽ không tạo nên một cốt truyện, mà câu chuyện không có cốt chuyện thì chưa được coi là câu chuyện hay. Nếu thiếu câu chuyện chỉ dừng lại việc Triệu Đà kéo quân sang đánh Âu Lạc và giành thắng lợi. Sẽ không có thêm tình tiết Trọng Thủy phải tìm theo dấu vết Mị Châu vì tình yêu trân thực, rồi để hối hận đã muộn màng. Kết thúc của chi tiết này là việc tự vẫn tại giếng Loa Thành để tạo nên chi tiết ngọc trai, giếng nước.Và thiếu nó thì không có bi kịch của câu chuyện về Mị Châu – Trọng Thủy và thái độ của nhân dân với hai nhân vật ấy.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 62 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 62 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-62-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp