Bài 1 trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
57
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 91 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ca dao hài hước chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Bài 1: Đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩ nhân sinh sâu sắc. Hãy đọc kĩ bài ca dao và cho biết:

Bạn đang xem: Bài 1 trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh (chị) hãy nên cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo. (Đây là tiếng cười về điều gì, cười ai? Tiếng cười đó có ý nghĩa như thế nào?)

– Bài ca dao có giọng điệu hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

Trả lời bài 1 trang 91 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Thực ra nó là hai màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.

– Lời của chàng trai: Để cưới nàng, chàng trai đã có những dự định thật to tát. Chàng muốn có một đám cưới linh đình nhưng vì những lí do khách quan nên những dự định của chàng không thực hiện.

Muốn dẫn voi –> sợ quốc cấm

Muốn dẫn trâu –> sợ họ máu hàn

Muốn dẫn bò –> sợ họ nhà nàng co gân.

Khôn phải là chàng không muốn làm cho nhà gái nở mày nở mặt bằng một lễ vật sang trọng mà là vì chàng lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của họ. Cuối cùng, chàng quyết định:

“Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng”

Lí lẽ của chàng trai thật thông minh, cũng thật hóm hỉnh, đáng yêu.

Lời đáp của cô gái cũng… chẳng vừa. Thách cưới mà lại thách “một nhà khoai lang” thì dễ đấy nhưng cũng có khác nào làm khó người ta. Song điều quan trọng không phải ở điểm này mà là ở chỗ cô gái hiểu “hoàn cảnh” của nhà em và nhà anh… cũng giống nhau thôi. Và như thế đám cưới chỉ cần một “nhà khoai lang” là cũng quá đủ rồi.

Qua lời thách cưới và lời dẫn cưới, chúng ta có thể thấy ở đây người nông dân đã mang cái nghèo của chính mình ra để mà đùa cợt. Tiếng cời ấy hướng vào chính họ nhưng cũng là để cho họ quên đi cảnh khổ mà lạc quan yêu đời và ham sống hơn.

Bài ca dao có giọng hài hước dí dỏm, đáng yêu là nhờ những yếu tố nghệ thuật:

– Lối nói khoa trương phóng đại: dẫn voi, trâu, bò, nhà khoai lang…

– Lối nói giảm dần:

voi –> trâu –> bò –> chuột

củ to –> củ nhỏ –> củ mẻ –> củ rím, củ hà.

– Cách nói đối lập, phủ định:

dẫn voi/ sợ quốc cấm

dẫn trâu/ sợ họ máu hàn

dẫn bò/ sợ họ co gân

dẫn lợn gà/ khoai lang

– Chi tiết hài hước, giàu liên tưởng:

“Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng”

Cách trình bày 2

– Việc dẫn cưới và thách cưới không bình thường đó là màn tự trào về cảnh nghèo của người lao động.

+ Chàng trai dẫn cưới: voi, trâu, bò thế nhưng lại viện đủ lí do để khước từ.

+ Cô gái thách cưới “một nhà khoai lang”.

=> Lời thách cưới và dẫn cưới mang tính hài hước chứng minh họ yêu đời, lạc quan.

=> Thể hiện một triết lý nhân sinh: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.

– Bài ca dao có giọng hài hước, dí dỏm, đáng yêu vì có những yếu tố nghệ thuật đặc sắc sau:

+ Lối nói khoa trương, vui tươi: dẫn voi, trâu, bò, nhà khoai lang

+ Cánh nói đối lập, phủ định: dẫn voi/sợ quốc cấm, dẫn trâu/sợ họ máu hàn, dẫn bò/ sợ họ co gân, dẫn gà lợn/khoai lang.

Cách trình bày 3

– Bài ca được đặt trong thể đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai đều nói đùa, nói vui. Nhưng cách nói lại giàu ý nghĩa về cuộc sông con người. Trong cuộc sống trai gái lấy nhau, hai gia đình ưng thuận thường có chuyện thách và dẫn cưới. Trong bài ca này cả dẫn và thách cưới có cái gì không bình thường.

– Bên dẫn cưới (nhà trai) đem đến “một con chuột béo” miễn là có thú bốn chân”; còn nhà gái lại thách cưới bằng “một nhà khoai lang”.

– Trong bài ca dao này, cả chàng trai và cô gái đều tập trung trào lộng cảnh nghèo của nhà mình. Tiếng cười tự trào có phần chua chát, nhưng vui vẻ, hài hước, rất hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan trong cuộc sống của người lao động.

– Bài ca sử dụng các biện pháp nói quá, tương phản để tạo ra tiếng cười giàu ý nghĩa.

+ Lối nói khoa trương, phóng đại.

Dẫn cưới: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò

+ Lối nói giảm dần:

 ● Voi ⟶ trâu ⟶ bò

     ● Củ to ⟶ củ nhỏ ⟶ củ mẻ ⟶ củ rím, củ hà

=> Tận dụng đến tận cùng trong cảnh nghèo

=> Hài hước trong cảnh nghèo

+ Lối nói đối lập: đối lập giữa mơ ước với thực tế: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò đối lập với dẫn bò.

Cách trình bày 4

Việc hôn nhân là việc quan trọng của đời người, vì thế thường được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận. Nhưng ở bài ca dao, việc dẫn cưới lại có nhiều nét khác thường:

– Lời của chàng trai: Tuy nghèo khó, nhưng vì coi trọng lễ cưới, yêu quý người bạn trăm năm, nên chàng trai đã nói lên những dự định rất sang trọng trong lễ cưới rồi tìm cớ rất hợp lý để gạt bỏ dự định đó. Qua cách nói này, chàng trai thể hiện được nỗi lòng của mình rất coi trọng ngày cưới nhưng cũng vì hoàn cảnh mà không được như ý nguyện, từ đó nhận được sự cảm thông, sẻ chia và tiếng cười đến từ hình thức nói quá đầy ý nhị của chàng:

Muốn dẫn voi ==> sợ quốc cấm

Muốn dẫn trâu==> sợ họ máu hàn

Muốn dẫn bò ==> sợ họ nhà nàng co gân.

– Lời đối đáp của cô gái: Trước dự định dẫn cưới của chàng trai, cô gái vẫn cảm thấy hài lòng

Chàng dẫn thế, em thấy làm sang

Một con chuột béo đối với cô là đã sang rồi.

Và trong việc thách cưới, cô gái cũng không đòi hỏi gì nhiều:

Người ta thách lợn thách gà

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang

Qua đó, ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn cô gái: Không chỉ chấp nhận, cô còn lấy làm sang cho dù vật dẫn cưới chỉ là một con chuột béo! Cùng cảnh nghèo như nhau, cô dễ dàng thông cảm và sẵn sàng chấp nhận. Nhưng còn cao đẹp hơn là lời thách cưới của cô: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Không chỉ là lời thách cưới vô tư, thanh thản mà còn là một tâm hồn lạc quan yêu đời, một triết lí trong cuộc sống của người lao động – không mặc cảm mà còn tìm thấy niềm vui trong cảnh nghèo và nhất là luôn giữ được cuộc sống thanh cao của mình.

Lời thách cưới thật đáng yêu, đáng trân trọng, cho dù nó chỉ là lời đùa cợt trong chặng hát cưới của dân ca. Cho thấy cuộc sống của người dân lao động tuy nghèo về vật chất nhưng luôn ấm áp, hạnh phúc về tinh thần.

– Nghệ thuật bài ca dao:

Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò… (đây là nối nói thường gặp trong ca dao, đặc biệt là trong sự “tưởng tượng” ra các lễ cưới thật sang trọng, linh đình của các chàng trai đang yêu).

 Lối nói giảm dần: Voi –  trâu –  bò – chuột (chàng trai)

Củ to – củ nhỏ – củ mẻ – củ rím, củ hà (cô gái)

Cách nói đối lập. Dẫn voi / sợ quốc cấm Dẫn trâu / sợ họ máu hàn Dẫn bò / sợ họ co gân Lợn gà / khoai lang

Chi tiết hài hước, dí dỏm: “Miễn là” có thú bốn chân “Dẫn” con chuột béo, / mời dân, mời làng.

Tham khảo thêm: Phân tích những bài ca dao hài hước

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 91 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 91 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ca dao hài hước

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-91-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp