hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?
Bạn đang xem: Bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2
TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 101 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1
Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), tính hình tượng là cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì:
- Sáng tạo nghệ thuật mục đích vừa là phương tiện sáng tạo của nghê thuật nhằm phản ánh thế giới khách quan và sự cảm nhận chủ quan về thế giới ấy của người nghệ sĩ.
- Văn học là nghệ thuật ngôn từ mà chất liệu ngôn từ mà nhà văn sử dụng làm phương tiện để xây dựng hình tượng nghệ thuật.
- Bản thân hình tượng ngôn ngữ đã chứa đựng những yếu tố gây cảm xúc, truyền cảm và cách lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng hình tượng cũng đã thể hiện cá tính sáng tạo của người lựa chọn.
Cách trả lời 2
Tính hình tượng là đặc trưng tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, vì:
– Tính hình tượng vừa là mục đích, vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. Trong sáng tạo văn học, nhà văn dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng
⇒ Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật.
– Tính hình tượng bao quát hai đặc trưng còn lại:
+ Hình tượng là phương tiện giúp nhà văn truyền tải tâm tư, tình cảm của mình đến với bạn đọc (tính truyền cảm).
+ Trong quá trình sáng tạo hình tượng, nhà văn bộc lộ cá tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân của mình (tính cá thể).
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp