hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 108 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Nỗi thương mình – Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Bút pháp ước lệ trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều? Qua đó, có thể nói gì về tình cảm của tác giả đối với nhân vật?
Bạn đang xem: Bài 2 trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2
TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 108 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2
Cách trả lời 1 – Ngắn gọn
– Bút pháp ước lệ được sử dụng với các hình ảnh ẩn dụ bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, hay điển tích, điển cố như Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần
=> miêu tả chốn bụi trần dơ bẩn mà câu thơ vẫn trang nhã, không thô tục.
– Tác giả muốn giữ cho nhân vật của mình một chân dung thanh cao sáng ngời, không bị hòa tục với những bụi trần nhơ bẩn kia (thái độ trân trọng).
Cách trả lời 2 – Chi tiết
Ý nghĩa của bút pháp ước lệ:
– Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình cụ thể qua chi tiết, hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần
– Bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực qua việc miêu tả cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm).
– Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).
Xem thêm: Văn mẫu Căm nhận đoạn trích Nỗi thương mình (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 108 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Nỗi thương mình (Truyện Kiều – Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp