Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II (Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại theo mẫu sau:
Bạn đang xem: Bài 2 trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Giai đoạn văn học |
Nội dung |
Nghệ thuật |
Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Trả lời bài 2 trang 111 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
Giai đoạn văn học | Nội dung | Nghệ thuật | Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV | Yêu nước và âm hưởng hào hùng | Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc | Chiếu dời đô (Lí công Uẩn), Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão),… |
Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII | Phản ánh, phê phán hiện thực | Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú | Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),… |
Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX | Đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người | Văn xuối, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển | Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Hoàng Lê nhất thống chí,… |
Nửa cuối thế kỉ XIX | Yêu nước, mang âm hưởng bi tráng | -Chữ quốc ngữ xuất hiện-Chữ Hán và chữ Nôm giữ vai trò chủ đạo | Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương. |
Cách trình bày 2
Giai đoạn văn học | Nội dung | Nghệ thuật | Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV | Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng | Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn. Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên bằng một số bài thơ, bài phú Nôm. | Vận nước – Pháp Thuận; Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn; Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn; Phò giá về kinh – Trần Quang Khải; Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu… |
Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII | Đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đển nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. | Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại, đặc biệt là văn chính luận. Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc. | Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi;Thiên Nam ngữ lục – Nguyễn Bỉnh Khiêm; Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ… |
Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX | Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa xuất hiện, nói lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người đặc biệt là con người cá nhân và phụ nữ | Văn học phát triển mạnh mẽ cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Địa vị của văn học chữ Nôm được nâng cao, văn xuôi tự sự chữ Hán cũng đạt được những thành tựu nghệ thuật to lớn trên một số thể loại. | Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều; thơ Bà Huyện Thanh Quan; Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái;… |
Nửa cuối thế kỉ XIX | Văn học yêu nước phát triển phong phú, nhìn chung mang âm hưởng bi tráng. | Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ Hán, chữ Nôm vẫn đóng vai trò chủ đạo. Văn học bước đầu có những thay đổi theo hướng hiện đại hóa. | Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu, Ngự tiều y thuật – Nguyễn Đình Chiểu; thơ ca yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn. |
Cách trình bày 3
Giai đoạn văn học | Nội dung | Nghệ thuật | Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV | – Nội dung yêu nước | – Văn học chữ Hán. Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc- Văn học chữ Nôm manh nha xuất hiện. | Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ),Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)…- Văn học mang hào khí Đông A. |
Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII | – Nội dung yêu nước.- Nội dung thế sự (hiện thực, phê phán) | – Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú. | Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi),Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm… |
Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX | – Nhân đạo chủ nghĩa | – Văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnh | Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát,… Hoàng Lê Nhất thống chí (văn xuôi)… |
Nửa sau thế kỉ XIX | – Nội dung yêu nước, thế sự | – Chữ quốc ngữ xuất hiện Chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo. | Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Quang Bích… |
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 111 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp