hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 111 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Tóm lược đặc trưng của văn nghị luận, các kiểu loại văn nghị luận và yêu cầu về đọc văn nghị luận.
Bạn đang xem: Bài 2 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Trả lời bài 2 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Để soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 111 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
– Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục.
– Có thể phân loại văn nghị luận như sau:
+ Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội-chính trị (chính luận), nghị luận văn học.
Ví dụ: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen)
+ Căn cứ vào thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo…), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình…)
Ví dụ: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
– Yêu cầu khi đọc văn nghị luận.
+ Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận.
+ Phát hiện đúng các luận điểm, luận cứ và lập luận của tác giả.
+ Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm.
+ Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm.
+ Nêu giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm, rút ra bài học và ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tiễn.
Cách trả lời 2
* Tìm hiểu thể loại văn nghị luận:
– Đặc trưng của văn nghị luận:
+ Nghị luận là thể loại văn học dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc chặt chẽ trong tư duy, sự thuyết phục khi trình bày.
+ Văn nghị luận sử dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh để tác động vào người đọc.
+ Ngôn ngữ trong văn nghị luận vừa chính xác vừa giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, mang tính xã hội và tính hoạt thuật cao.
– Có hai kiểu loại văn nghị luận:
+ Văn chính luận: luận bàn về chính trị, xã hội, triết học…
+ Văn phê bình văn học: luận bàn về các vấn đề văn học.
– Yêu cầu về đọc văn nghị luận:
+ Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh nhỏ ra đời tác phẩm, xác định vấn đề xuất phát từ nhu cầu nào, thuộc lĩnh vực nào, có quan trọng với cuộc sống không.
+ Nắm bắt mạch tư tưởng, tóm lược luận điểm và xác định mối quan hệ của chúng.
+ Cảm nhận mạch cảm xúc trong tác phẩm.
+ Phân tích tác dụng của nghệ thuật đối với việc trình bày vấn đề.
+ Khái quát giá trị của tác phẩm, rút ra bài học.
Bài 2 trang 111 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp