Bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 2

0
78
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 120 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

Bạn đang xem: Bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Trả lời bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

– Tú Xương sử dụng các yếu tố trong vốn ngôn ngữ chung để xây dựng hình tượng bà Tú bằng thơ:

+ Các âm, các tiếng, các từ sử dụng trong bài thơ đều thuộc tiếng Việt, vốn ngôn ngữ chung của dân tộc ta.

+ Sử dụng các thành ngữ thuộc ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.

+ Sử dụng các quy tắc và phương thức chung trong cấu tạo câu.

– Nét riêng và những sáng tạo của Tú Xương khi vận dụng ngôn ngữ chung trở thành lời nói cá nhân để xây dựng hình tượng bà Tú:

+ Chọn lọc ra 56 tiếng trong vốn ngôn ngữ chung rộng lớn để viết nên bài thơ.

+ Sắp xếp, kết hợp từ ngữ theo dụng ý cá nhân: đảo ngữ trong câu 2 (lặn lội thân cò) giúp gợi hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà Tú;…

Cách trả lời 2

Ngôn ngữ toàn dân Lời nói cá nhân

– Sử dụng các thành ngữ quen thuộc với toàn dân: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.

– Các quy tắc kết hợp từ ngữ phổ biến trong ngôn ngữ chung.

– Các quy tắc cấu tạo câu mang tính quy ước chung.

– Việc lựa chọn từ ngữ. Ví dụ: quanh năm mà không phải suốt năm…

– Cách sắp xết từ ngữ rất sáng tạo: dùng đảo ngữ:

+ Lặn lội thân cò (thân cò lặn lội).

+ Eo sèo mặt nước (mặt nước eo sèo).

Cách trả lời 3

Mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ của Xú Xương

a) Trong bài thơ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân

– Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung, không có từ nào quá khó hiểu.

– Sử dụng các thành ngữ quen thuộc với toàn dân: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.

– Cấc quy tắc kết hợp từ ngữ phổ biến trong ngôn ngữ chung (ví dụ kết hợp từ trong cụm buôn bán ở mom sông = động từ + quan hệ từ + danh từ chỉ vị trí).

– Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ (6 câu thơ đầu) và các kiểu câu cảm thán (lời chửi) ở câu thơ cuối.

b) Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:

– Việc lựa chọn từ ngữ. Ví dụ: chọn quanh năm, mà không phải suốt năm, cả năm,..:, chọn nuôi đủ (năm con với một chồng) mà không phải là nuôi cả, nuôi được,…

– Cách sắp xếp từ ngữ rất sáng tạo, ví dụ:

+ Đảo thành ngữ thân cò lặn lội thành lặn lội thân cò (động từ lên trước chủ ngữ, vì thế mà trạng thái hành động của nhân vật được nhấn mạnh hơn rất nhiều, do đó mà sắc thái biểu cảm cũng tăng lên).

+ Thành ngữ mặt nước eo sèo cũng được đảo thành eo sèo mặt nước cũng mang lại những hiệu quả tương tự như trên.

Bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 120 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-120-sgk-ngu-van-11-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp