Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 133 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?
Bạn đang xem: Bài 2 trang 133 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Gợi ý trả lời bài 2 trang 133 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
Trong câu thơ dịch, chữ “nỗi hờn” (nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi) chưa diễn đạt được hết ý nghĩa của hai từ “hận sự”. Mối hận “cổ kim” ở đây nghĩa là mối hận của người xa (như Tiểu Thanh) và người thời nay (những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con người có tài năng thơ phú như nhà thơ Nguyễn Du nữa. Họ đều là những người đã gặp bao điều không may trong cuộc sống. Từ đó, nhà thơ của chúng ta cho rằng: Có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Sự bất công ấy đâu chỉ đến với riêng người phụ nữ tài hoa bạc mệnh Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của bao người (những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…). Nỗi hận ấy từ hàng trăm năm nay đâu có gì thay đổi. Bởi vậy nó như một câu hỏi lớn không lời đáp cứ treo lơ lửng giữa không trung đến “ông trời” cũng “không hỏi được”.
Cách trình bày 2
– Câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa là: mối hận của người xưa (như Tiểu Thanh) và người đương thời những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, những người có tài năng thơ phú.
– Nỗi hận ở đây là: ông trời luôn bất công với những người tài sắc.
+ Sự bất công ấy không chỉ riêng đối với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh như nàng Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của bao người.
+ Nỗi hận ấy hàng trăm năm nay không có gì thay đổi.
– Tác giả không thể hỏi trời được vì: nó như một câu hỏi lớn không lời đáp cứ treo lơ lửng giữa không trung, không sao tìm ra lời đáp được =>Sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời.
Cách trình bày 3
Nỗi hờn kim cổ: mối hận của người xưa và người thời nay (cùng thời với Nguyễn Du) những người phụ nữ hồng nhan thường hay bạc mệnh
+ Đó còn là nỗi hận của những người có tài năng thơ phú như tác giả
– Tác giả nêu ra một thông lệ rằng: những người tài hoa thường hay bạc mệnh ( chữ tài gần với chữ tai một vần)
+ Nỗi hận không chỉ riêng phận bạc Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Du…
+ Nỗi hận kép dài cả trăm năm, không thay đổi, mãi là câu hỏi không lời đáp, ông trời cũng không có câu trả lời.
– Thể hiện sự bất lực của nhà thơ trước những bất công, ngang trái trong cuộc đời
→ Sự suy tư của tác giả về sự ngang trái trong cuộc đời: những người tài hoa thường bạc mệnh.
Cách trình bày 4
– Trong câu thơ dịch, chữ “nỗi hờn” (nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi) chưa diễn đạt được hết ý nghĩa của hai từ “hận sự”.
+ Đó là mối hận của người xưa (như Tiểu Thanh) và người thời nay (những người phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” đang sống cùng thời với Nguyễn Du, thậm chí cả những con người có tài năng thơ phú như nhà thơ Nguyễn Du nữa). Họ đều là những người đã gặp bao điều không may trong cuộc sống. Từ đó, nhà thơ của chúng ta cho rằng: Có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Sự bất công ấy đâu chỉ đến với riêng người phụ nữ tài hoa bạc mệnh Tiểu Thanh mà còn là nỗi hận của bao người (những Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…).
+ Nỗi hận ấy từ hàng trăm năm nay đâu có gì thay đổi.
=> Bởi vậy nó như một câu hỏi lớn đến “ông trời” cũng “không hỏi được”.
Cách trình bày 5
Câu thơ trên hàm ý sự bất công đối với người phụ nữ hồng nhan mà bạc mệnh, tuy có tài nhưng sống dưới thời phong kiến cũng không được trọng dụng vọng danh. Chỉ riêng điều đó Tiểu Thanh mà đã có biết bao nhiêu người cchiuj hoàn cảnh sống như vậy.
Tiếng ” hườn” ở đây như tiếng thở dài than thở của người đời trách cho trời đất đã khiến vận mệnh của họ phong ba, trắc trở này, qua đó thể hiện sự bất lực của người xưa trước những bất công trong xã hội.
Tác giả cho là không thể hỏi trời được là vì từ xưa đến nay, luôn có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Nỗi đau khổ dằn vặt tâm tư con người bao thời, tạo thành nỗi oan ức dường như không thể tìm được lời giải đáp nào tốt hơn ngoài: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” và con người trở nên bất lực trước cuộc đời, dù là tài hoa tới đâu vẫn phải chấp nhận số phận của mình mỏng manh, bất hạnh. Chính vì không thể giải đáp được sự bất công, ngang trái ấy nên con người mới phụ thuộc vào lực lượng thần linh tối cao trên trời mong tìm được lời giải đáp nhưng thực ra cũng không thể hỏi được trời, lại đi vào nỗi buồn quẩn quanh không biết làm thế nào mới giải đáp được.
Tham khảo thêm: Phân tích bài Đọc Tiểu Thanh kí
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 133 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp