Bài 2 trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2

0
55
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 14 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) chi tiết nhất.

Đề bài: Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau ?

Trả lời bài 2 trang 14 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 2 trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2

* Nhân vật A Phủ:

– Chàng trai khỏe mạnh, có tài, nhiều cô gái trong bản mê

– Dám đánh trước thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử

+ Các động từ mạnh diễn tả hành động của A Phủ: chạy vụt ra, ném con quay, xộc tới, kéo, xé, đánh tới tấp

+ Hành động quyết liệt thể hiện lòng căm thù trước kẻ thù

+ Yêu công lí, tính cách can trường

– A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lí một trăm đồng bạc nộp vạ cho làng, nên chàng trở thành người ở đợ nhà thống lí

– A Phủ làm mất bò, bị thống lí trói vào cột giữa trời

– A Phủ được Mị cứu thoát khỏi nhà thống lí, nước mắt A Phủ thức tỉnh Mị

– A Phủ khao khát được sống tự do, điều đó giúp chàng chiến thắng nỗi đau thể xác và số phận nghiệt ngã để giành lấy tự do.

* Cách miêu tả nhân vật

– Nhân vật Mị: được miêu tả bằng nghệ thuật so sánh, thủ pháp vật hóa, cực tả nỗi cơ cực đời Mị

+ Sử dụng hình ảnh ẩn dụ độc đáo, nói lên số phận bất hạnh của Mị

– Nhân vật A Phủ: được khắc họa thông qua hành động, làm nổi bật tính cách táo bạo, gan góc, sự phản kháng mạnh mẽ của chàng trai yêu tự do.

Xem thêm: Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

Cách trả lời 2:

* Tính cách nhân vật A Phủ

– Trong trận đánh nhau với A Sử: Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp” → Mạnh mẽ, dữ dội, hạ gục ngay đối thủ.

– Giữa những trận mưa đòn trong cuộc xử kiện: “Im như cái tượng đá”, mặc dù “mặt sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu”, “hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù” → A Phủ gan góc không hề kêu rên.

– Khi về làm công gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra: Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba, rong ruổi ngoài gò ngoài rừng, “cái gì cũng làm phăng phăng”. Nhưng vẫn là một A Phủ cứng cỏi, gan bướng ngay cả khi đánh mất bò, đối diện với Pá Tra, vẫn tự tin ở sức mình “Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm: “cho tôi đi. Được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò”.

⇒ Là một chàng trai nghèo miền núi, sống tự lập, lao động giỏi và khỏe mạnh, ham thích những công việc nặng nhọc và mạo hiểm. Có tính cách mạnh mẽ là vậy nhưng A Phủ vẫn không thoát khỏi số phận nô lệ như Mị ở nhà thống lí Pá Tra – một số phận thê thảm mà cái chết đang đến dần trên cọc dây mây oan nghiệt, nêu không được người cùng cảnh ngộ cứu thoát khỏi địa ngục trần gian này.

* Nét khác biệt trong nghệ thuật khắc họa ở nhân vật Mị và A Phủ: Mị được khắc họa từ một cái nhìn bên trong, nhằm giúp ta khám phá và phát hiện vẻ đẹp của nhân vật ở tiềm lực sống nội tâm. Còn nhân vật A Phủ được tác giả nhìn từ bên ngoài, tạo nên nét nổi bật về tính cách và hành động để thấy rõ được sự gan góc, táo bạo và mạnh mẽ từ nhân vật.

Cách trả lời 3:

* Tính cách nhân vật A Phủ qua các tình huống:

– A Phủ mang tính cách ham chuộng tự do, một sức sống mãnh liệt, một tài năng lao động đáng quý: “biết đúc lưỡi, đúc cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. A Phủ là đứa con của núi rừng, tự do, hồn nhiên, chất phác.

– A Phủ là một người mạnh mẽ, gan góc: chạy vụt ra, vung tay ném con quay, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo, xé, đánh tới tấp. Hành động mạnh mẽ, quyết liệt ấy đã bộc lộ lòng căm thù kẻ cậy thế hống hách, yêu chuộng công lí và tính cách can trường, bất khuất.

– Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. “Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong lần lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm”. Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.

– Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả: A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lí Pá Tra. Cảnh xử kiện lạ lùng và cảnh A Phủ bị đánh, bị trói vừa tố cáo sự tàn bạo của bọn chúa đất vừa nói lên tình cảnh khốn khổ của người dân.

* Bút pháp miêu tả nhân vật

– Nhân vật Mị:

+ Nghệ thuật so sánh; Thủ pháp vật hóa làm nổi bật, cực tả cuộc đời Mị: kiếp người là kiếp vật của Mị.

+ Cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ độc đáo (căn buồng Mị ở) nói lên số phận bất hạnh của Mị.

– Nhân vật A Phủ: được tác giả khắc họa chủ yếu qua chuỗi hành động để từ đó làm bật lên tính cách táo bạo, gan góc và tinh thần phản kháng của chàng trai miền núi có tâm hồn yêu tự do, phóng khoáng.

Bài 2 trang 14 SGK ngữ văn 12 tập 2 được  tổng hợp và biên soạn trình bày theo 3 cách khác nhau, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vợ chồng A Phủ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 14 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vợ chồng A Phủ ngữ văn 12.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-14-sgk-ngu-van-12-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp