Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
71
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 147 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ với các cách trình bày khác nhau để các em tham khảo.

Đề bài:

Nhận xét sự thay đổi tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời bài 2 trang 147 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

Bạn đang xem: Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Bài thơ có sự thay đổi từ tầm nhìn xa (không gian xa) (không gian cận kề) trong bốn câu đầu đến tầm nhìn gần trong bốn câu cuối.

– Có sự thay đổi ấy bởi có sự vận động trong chính tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, đó là sự vận hành thi tứ từ miêu tả ngoại cảnh đến việc thể hiện cái tình sâu kín trên nền phong cảnh vừa tạo dựng.

Tham khảo: Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ

Cách trả lời 2

– Bốn câu đầu được nhìn trong tầm bao quát rộng và xa, nhưng đến bốn câu thơ sau không gian đã bị thu hẹp lại.

– Sở dĩ có sự thay đổi đó là vì thời gian đang khép lại cùng với sự vận động của tứ thơ từ tả cảnh đến nói tình.

Cách trả lời 3

– Tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau có sự thay đổi:

+ Bốn câu đầu: là không gian trong tầm nhìn xa (rừng phong), là cảnh thu “ngậm” (hàm) tình thu

+ Bốn câu sau: từ không gian xa rút về không gian cận kề (khóm cúc, con thuyền) để rồi sau đó thực cảnh nhập vào tâm cảnh.

– Lí giải sự thay đổi ấy: do sự thay đổi của thời gian nên tầm nhìn có sự thay đổi, chiều dần buông, tầm nhìn con người sẽ bị thu hẹp. Thêm vào đó, để phù hợp với tứ thơ lần từ cảnh đến tình thì không gian từ bao la, rộng lớn cũng rút về thành thứ không gian nội tâm.

Cách trả lời 4

– Sự thay đổi bốn câu đầu cảnh được nhìn bao quát rộng và xa:

+ Sương trắng rừng phong,

+ Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt

+ Lòng sông, sóng tận chân lưng trời

+ Mây sà xuống đất

– Bốn câu thơ sau, không gian bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương

+ Có sự vận động của khôn gian do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn hạn hẹp

+ Sự thay đổi phù hợp với tứ thơ, từ cảnh đến tình

=> Sự thay đổi phù hợp với tâm trạng và mạch cảm xúc, cấu tứ của bài thơ.

Xem thêm

Bài 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau…

Bài 1 luyện tập trang 147SGK Ngữ văn 10 tập 1: Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa?

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1 do tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu ngữ văn 10.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-147-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp