Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Một số phép tu từ từ vựng, soạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo 3 ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
Bạn đang xem: Bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1
a)
Thà rằng liệu một thân con,
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
b)
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
c)
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
d)
Gác kinh viện sách đôi nơi,
Trong gang tấc lại gấp mười quan san.
e)
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Trả lời bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 147 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
a)
– Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều (cái bé nhỏ, thoảng qua)
Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều (cái căn bản, lâu dài)
– Đây là câu Thúy Kiều khuyên cha toan tự vẫn, ý nói thà để con bán mình đi xa, còn cha phải sống để trông nom mẹ và các em.
b)
– Phép so sánh: so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa.
– Tác dụng: thể hiện sự đa dạng về các cung bậc và âm thanh của tiếng đàn tuyệt diệu.
c)
– Phép nói quá: Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, làm đổ cả nước, làm nghiêng cả thành.
– Tác dụng: khẳng định sắc đẹp của Kiều là không gì sánh bằng, một vẻ đẹp hiếm có.
d)
– Phép nói quá: gác kinh nơi nàng Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc sách là hai nơi rất gần nhau thế mà giờ đây cách xa giống như hàng vạn dặm.
– Tác dụng: diễn tả sự ngăn cách và xa cách của Kiều và Thúc Sinh lúc bấy giờ.
e)
– Phép chơi chữ: tà và tai chữ gần âm nhưng khác nhau về nghĩa. Tài là tài hoa, tài năng; còn tai là tai họa, tai ương.
– Tác dụng: nói đến sự phũ phàng của số phận người tài hoa.
Cách trình bày 2
a) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Từ hoa, cành: Thúy Kiều và cuộc đời của nàng. Từ cây, lá dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của gia đình nàng. Ý của hai câu thơ nhằm nói Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình.
b)
Nguyễn Du đã so sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c) Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nói quá. Vẻ đẹp của Thúy Kiều đến mức hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Thúy Kiều không chỉ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn có tài: sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Biện pháp nói quá khi nói về Thúy Kiều, nhà thơ đã khắc họa một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d) Nguyễn Du sử dụng biện pháp nói quá. Hoạn Thư bắt Thúy Kiều chép kinh ở gác Quan Âm gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy ở gần nhau trong gang tấc nhưng hai người lại trở nên xa cách gấp mười quan san. Bằng biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã khắc họa đậm nét sự xa cách cũng như cảnh ngộ thân phận giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh.
Biện pháp chơi chữ được sư dung trong câu thơ là những từ gần âm với nhau: chữ tài, chữ tai.
————–
Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 147 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Tổng kết về từ vựng tiếp theo 3 trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp