Bài 2 trang 157 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
81
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 157 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản, soạn bài Ánh trăng chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm ?

Bạn đang xem: Bài 2 trang 157 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 2 trang 157 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

– Nơi thành phố hiện đại lắm ánh điện, cửa gương làm người ta chẳng mấy lúc cần và cũng có ít khi chú ý đến ánh trăng. Ở tình huống đặc biệt mới tự nhiên gây ấn tượng mạnh.

– Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt tuổi thơ tới thời chiến tranh ở rừng. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu Như là đồng là bể – Như là sông là rừng hiện hình trong nỗi nhớ, trong hồi ức rưng rưng “của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại.

– Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của đời sống.

Cách trình bày 2

– Hình ảnh vầng trăng mang những tầng ý nghĩa :

+ Thiên nhiên tươi đẹp gần gũi, gắn bó trong cảnh gian khó.

+ Tuổi thơ ngọt ngào : “Trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ”.

+ Quá khứ thời chiến đấu : quan hệ thân tình khăng khít.

+ Tình nghĩa thủy chung : tình nghĩa trọn vẹn trong sáng năm tháng chiến đấu.

– Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.

Cách trình bày 3

– Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời. Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ. Trăng là tình cảm của quá khứ hồn nhiên, tươi đẹp. Trăng cũng là phần sáng trong, phần tốt đẹp trong con người luôn soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, góc tối mới nảy sinh khi con người sống với nhà lầu, cửa gương, với những tiện nghi vật chất. Trăng để cho con người vô tình tự soi lại mình, tự nhận ra những sai sót của mình để sống trong trẻo, thủy chung hơn.

– Khổ thơ cuối thể hiện tập trung ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Trong cuộc gặp gỡ không lời, trăng và người có sự đối lập: Trăng cứ tròn vành vạnh dẫu cho người vô tình. Vầng trăng tròn vành vạnh trở thành biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung của quá khứ, dù cho con người có đổi thay. Trăng như một người bạn với cái nhìn vô cùng nghiêm khắc mà vẫn độ lượng bao dung. Sự im lặng của vầng trăng khiến cho nhân vật trữ tình giật mình. Qua đó, Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhở về đạo lí ân nghĩa thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Cách trình bày 4

a, Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa:

+ Vầng trăng của thiên nhiên, đất trời

+ Trăng là người tri kỉ gắn bó với con người lúc gian khó

+ Trăng là tình cảm trong sáng, tốt đẹp trong con người, soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, thức tỉnh con người

b, Khổ thơ cuối thể hiện biểu tượng của vầng trăng, chứa đựng tính triết lý

+ Trăng thủy chung, son sắt tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ

+ Trăng là nhân chứng nghĩa tình, nghiêm khắc, sự im lặng nhắc nhở nhà thơ và mọi người

+ Con người có thể vô tình lãng quên thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ thì trong đầy, bất diệt, hồn hậu, rộng lượng.

————–

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 157 SGK ngữ văn 9 tập 1 được tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Ánh trăng tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 157 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-157-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp