hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 17 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Hầu Trời (Tản Đà) chi tiết nhất.
Đề bài: Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời.) Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.
Trả lời bài 2 trang 17 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
Bạn đang xem: Bài 2 trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2
– Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:
Đương cơn tự đắc đọc đã thích
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay
Chửa biết con in ra mấy mươi
-> Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút
– Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:
+ Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng…
+ Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ:
- Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
- Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
- Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe
→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.
– Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó
– Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình
– Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ.
– Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngông nghênh, tự đắc.
Cách trả lời 2:
– Thái độ của tác giả khi đọc thơ cho trời và chư tiên: thi sĩ tỏ ra rất cao hứng và có phần tự đắc:
Đọc hết văn vần lại văn xuôi
Hết văn lý thuyết lại văn chơi
– Thi nhân kể tường tận, chi tiết về những tác phẩm của mình:
Hai quyển khối tình văn lí thuyết
Hai khối tình con là văn chơi
Thần tiên, giấc mộng văn tiểu thuyết
– Chư tiên nghe thơ xúc động, ngưỡng mộ tài năng của tác giả:
Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng
Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay
– Thái độ của Trời khen rất nhiệt thành:
Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!
Văn trần được thế chắc có ít!
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng!
…..
– Đoạn thơ thể hiện rất rõ cá tính của thi sĩ. Tản Đà đã ý thức rất rõ về tài năng của mình và cũng rất táo bạo, bộc lộ “cái tôi” đó. Ông cũng rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng. Đây cũng là niềm khát khao chân thành trong lòng thi sĩ. Bởi giữa chốn hạ giới, văn chương lúc này không được coi trọng, “giá rẻ như bèo” nên Tản Đà chỉ còn biết lên tận trời để than vãn, để khẳng định và bộc lộ tài năng của bản thân.
– Giọng đọc: Hóm hỉnh, ngông nghênh và có phần tự đắc.
Cách trả lời 3:
* Thái độ của tác giả khi đọc thơ:
– Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng và có phần tự hào, tự đắc vì thơ văn của chính mình
– Tác giả có nhu cầu muốn đọc hết cho Trời và chư tiên nghe những tác phẩm văn chương, những đứa con tinh thần của mình. Tự đắc, tự khen: Văn đã giàu thay lại lắm lối…
– Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.
* Cá tính thơ và niềm khát khao chân thành của người thi sĩ:
– Tản Đà rất ý thức về tài năng của mình và ông cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã cái tôi của mình.
– Niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ.
* Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: phản ứng chung: rất xúc động; tán thưởng và hâm mộ: cùng vỗ tay:
+ Thái độ của Trời:
– Đánh giá cao;
+ Chư tiên nghe thơ rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ:
=> Ông muốn văn chương của mình được nhiều người yêu thích, biết đến và trân trọng.
Tham khảo thêm: Lập dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời – Tản Đà
Trên đây là một số gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 17 SGK ngữ văn 11 tập 2 do tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Hầu trời của Tản Đà tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp