Bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
68
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản, soạn bài Làng chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

Bạn đang xem: Bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời chi tiết

Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông quá đột ngột trong lúc tâm trạng đang phân chấn vì những tin tức kháng chiến thắng lợi ông vừa nghe được trong phòng thông tin. Vì vậy cái tin làng mình theo giặc làm cho ông sững sờ đến nỗi cổ lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Ông rơi vào một tâm trạng đau xót và cuối cũng trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên.

Về đến nhà, ông Hai nằm nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ tưởng như người ta đang bàn tán đến chuyện làng ông. Tâm trạng của ông Hai bị dồn đến chỗ bế tắc khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

– Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai, đó là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Qua những lời tâm sự của đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:

+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông (Ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu: “Nhà ta ở làng chợ Dầu”).

+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ (“Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”). Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng (“Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dán đơn sai, Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”).

Trả lời ngắn gọn

– Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc :

  • Khi nghe tin xấu : ông sững sờ, xấu hổ, uất ức ; mặt cúi gằm xuống đất. Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.
  • Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.

– Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

– Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện : ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.

Tham khảo thêm cách trình bày khác cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 174 SGK

a, Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình việt gian theo tây:

– Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân… không thể không tin”

– Ông đi về nhà, mặt cúi xuống đất, về tới nhà ông vật ra giường… nguyền rủa bọn phản bội”

– Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ…

– Ông quyết định theo kháng chiến, theo cách mạng vì “làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo Việt gian thì phải thù”

– Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai được hồi sinh “cái mặt tươi vui rạng rỡ hẳn lên”

→ Ông Hai từ việc đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tới khi nghe tin cải chính

b, Tin làng chợ Dầu theo giặc khiến ông khổ tâm, vì ông yêu làng của mình, tự hào và chung

– Tự hào, tin tưởng, hãnh diện bao nhiêu thì khi nghe tin ông thấy đau đớn, xót xa, nhục nhã ê chề tới đó

– Ông không dám đối diện với mọi người, thấy ai xúm lại ông nghĩ ngay tới việc họ mang chuyện làng ông Việt gian ra bàn bạc

Hoặc

– Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

  • Khi nghe tin đột ngột, “cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin”
  • Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội.
  • Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ …
  • Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”.
  • Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh “cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”, đi khắp nơi khoe việc nhà mình bị thằng giặc nó đốt.

– Ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông yêu và tin làng của mình như đứa con yêu mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Bỗng chốc, tin làng theo giặc như phản bội, quay lưng lại với niềm tin ấy của ông. Tâm trạng ấy của ông được thể hiện: ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là “chuyện ấy”. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không dám bước chân ra đến ngoài” vì xấu hổ.

– Qua đó thể hiện tấm lòng yêu làng tha thiết của ông Hai, tình yêu ấy thiêng liêng, sâu nặng biết bao nhiêu. Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc.

————-

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 174 SGK ngữ văn 9 tập 1 được tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Làng (Kim Lân) tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Làng (Kim Lân)

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-174-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp