Bài 2 trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2

0
87
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần soạn bài Nhân vật giao tiếp chi tiết nhất.

Đề bài: Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người ở đoạn trích sau:

    Bỗng dưng tất cả dừng lại, dưới cây đũa thần, hay đúng hơn dưới ngọn roi gân bò mà viên đội sếp Tây vừa vung lên vừa quát tháo: “Cái giống tởm nhà mày! Có cút đi không, cái giống tởm!” Thế là cái đám đông lúc nhúc đứng sắp hàng, vừa yên lại vừa lặng, hai bên lề đường. Gì thế nhỉ? Xe ô tô quan Toàn quyền sắp đi qua đấy… Xe kia rồi! Lại cả ông Toàn quyền đây rồi!

Bạn đang xem: Bài 2 trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 2

– Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! Một chú bé con thầm thì.

– Ồ! cái áo dài đẹp quá! Một chị con gái thốt ra.

– Ngài sắp diễn thuyết đấy! Một anh sinh viên kêu lên.

– Đôi bắp chân ngài bọc ủng! Một bác cu-li xe thở dài.

– Rậm râu, sâu mắt! Một nhà nho lẩm bẩm.

   Thế là ô-tô ông Va-ren chạy qua giữa hai hàng rào con người, lưng khom lại khi ngài đến gần. Cùng lúc, một tiếng rào rào nổi lên: “Lạy quan lớn! Bẩm lạy quan lớn ạ!” .

(Nguyễn Ái Quốc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)

Trả lời bài 2 trang 21 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

– Viên đội sếp Tây: vị thế xã hội là người có quyền thế, nghề nghiệp cảnh sát, giới tính là nam, văn hóa kém cỏi vì lời thoại vừa hống hách vừa có thái độ phân biệt chủng tộc.

– Nhân vật đám đông: vị thế xã hội thấp, văn hóa cũng thấp nên lời thoại mang tình hiếu kì.

– Chú bé con còn ngây thơ nên chỉ chú ý chi tiết lạ mắt của viên Toàn quền và chỉ nhìn đối tượng ở bên ngoài.

– Chị con gái, tuổi hồn nhiên, thích làm đẹp nên chỉ quan tâm đến trang phục.

– Anh sinh viên là người có trình độ văn hóa, quan tâm đến hoạt động xã hội và chính trị nên nghĩ đến việc làm của viên Toàn quyền.

– Bác cu-li xe vất vả với nghề nghiệp của mình, văn hóa còn thấp nên nhìn đối tượng có liên quan đến chuyện miếng cơm manh áo của mình.

– Nhà nho học vấn uyên thâm nên có cái nhìn sâu sắc: nhìn bên ngoài có thể đánh giá bản chất bên trong của đối tượng.

    Nhận xét chung: Lời thoại của nhân vật giao tiếp thường phản ánh trình độ học vấn, văn hóa, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật đó.

Cách trả lời 2:

Đoạn trích gồm các nhân vật giao tiếp:

– Viên đội xếp Tây.

– Đám đông.

– Quan Toàn quyền Pháp.

Mối quan hệ gữa đặc điểm về vị thế xã hội, nghề nghiệp, giới tính, văn hóa,… của các nhân vật giao tiếp với đặc điểm trong lời nói của từng người.

– Chú bé: trẻ con nên chú ý đến cái mũ, lời nói rất ngộ nghĩnh.

– Chị con gái: phụ nữ nên chú ý đến cách ăn mặc (cái áo dài) khen với vẻ thích thú.

– Anh sinh viên: đang học nên chú ý đến diễn thuyết, nói như một dự đoán chắc chắn.

– Bác cu li xe: chú ý đôi ủng.

– Nhà nho: dân lao động nên chú ý đến tướng mạo, nói bằng một câu thành ngữ thâm nho.

Xem trước bài soạn: Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 2 do tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Nhân vật giao tiếp tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 21 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhân vật giao tiếp ngữ văn 12.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-21-sgk-ngu-van-12-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp