Bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1

0
83
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 70 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chiếu cầu hiền chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hãy cho biết: Bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

Bạn đang xem: Bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chiếu cầu hiền tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Bài viết hướng tới các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân trăm họ.

→ Mục đích: nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong cuông cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

– Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Cuối cùng nhà vua kêu gọi người có tài đức hãy cùng gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.

– Từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục , cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung).

Cách trình bày 2

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà , nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

+ Mở đầu, lời nói khích lệ vai trò, sứ mệnh của người hiền, khiến cho những người còn băn khoăn hoặc né tránh chưa muốn phục vụ cho quốc gia phải ngẫm nghĩ

+ Tiếp đến là luận điểm thể hiện thái độ cầu thị, trọng người tài của Quang Trung

– Bài có tính mẫu mực, thể hiện tính chặt chẽ và tính chất logic của luận điểm trong sự thuyết phục khéo léo, bày tỏ thái độ khiêm tốn

– Các từ ngữ diễn tả không gian xã hội, nơi người hiền tài phụng sự: triều chính, triều đường, dải đất văn hiến, trăm họ…

– Tác giả thuyết phục bằng cách dẫn lời Khổng Tử, lấy ý từ kinh dịch, mang tính ẩn dụ.

Cách trình bày 3

– Đối tượng của bài chiếu: thuyết phục người hiền tài, thực chất là các nho sĩ, trí thức Bắc Hà hợp tác, tham gia chính sự với triều Tây Sơn.

– Các luận điểm được đưa ra để thuyết phục gồm:

+ Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền, khiến cho những người còn đang băn khoăn hoặc đang né tránh phải suy nghĩ.

+ Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Và tất nhiên, cuối cùng không thể thiếu chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.

– Theo tác giả bài chiếu, do những biến cố, loạn lạc mà nhiều hiền tài đã giấu mình, không tham gia chính sự. Nhưng nay đất nước thanh bình, rất cần đến sự đóng góp trí tuệ, tài năng của họ. Vua Quang Trung đã rất mực chân thành mong đợi sự cộng tác của các bậc hiền tài. Vì vậy mà trong bài chiếu, tác giả đề cao vai trò của hiền tài, không hề nhắc đến sự bất hợp tác ở một số người, nêu sự cần thiết cấp bách của người hiền tài đối với giai đoạn lịch sử mới, kêu gọi sự tự nguyện hoặc tự tiến cử, hứa hẹn ban thưởng. Bài chiếu đã hướng đến mục tiêu và đối tượng bằng hệ thống lập luận khá chặt chẽ, thái độ khiêm nhường, khéo léo, phù hợp với đối tượng.

– Nghệ thuật lập luận trong văn bản: Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi nhưng vua Quang Trung đã có chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung:

+ Khẳng định vấn đề: Người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.

+ Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn: Chưa nhiệt tình ủng hộ. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.

+ Vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước.

Cách trình bày 4

Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là:

Tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Cuối cùng tác giả kết luận mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần. Hình ảnh được lấy từ Luận ngữ nên càng có sức thuyết phục đối với những người vốn lấy Nho giáo làm trọng.

Như vậy, lôgic của luận điểm được tóm tắt như sau: Người hiền là của quý của đất nước phải do thiên tử sử dụng; nếu giấu mình ẩn tiếng không phải là ý trời sinh ra người hiền tài. Hai ý quan trọng nhất của bài Chiếu cầu hiền đã được tác giả đặt ra một cách gọn, rõ trong phần mở bài, báo trước hướng đi và nội dung sẽ nói của bài chiếu.

Sau đó, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh. Đó là cách ứng xử không đúng với lẽ phải. Để tỏ ý kiến của mình, tác giả bài chiếu không nói ra bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh tượng trưng hoặc lấy kinh điển Nho giáo để nói. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.

Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Hình ảnh một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to có sức tác động và lôi kéo rất lớn, thể hiện sự thật tâm của chính quyền Quang Trung trong việc kêu gọi hiền tài ra giúp nước.

Bài chiếu này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm. Bài chiếu đã thể hiện được những tâm tư, tình cảm chân thành của người viết, có sức thuyết phục và lay động người nghe. Qua đây cũng khẳng định thể vai trò quan trọng của hiền tài với đất nước.

Các từ ngữ trong bài được sử dụng trang trọng, phù hợp với ngôn ngữ của vị vua đứng đầu đất nước.

Cách trình bày 5

* Đối tượng của bài viết là các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

* Các luận điểm:

– Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

– Cho phép tiến cử người hiền.

– Cho phép người hiền tự tiến cử.

* Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Lập luận tiếp theo là thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Cuối cùng chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.

– Bài chiếu này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung).

– Các từ ngữ dùng trong bài tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng.

Tham khảo:

  • Phân tích Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm
  • Tóm tắt văn bản Chiếu cầu hiền

Bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chiếu cầu hiền trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chiếu cầu hiền

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-70-sgk-ngu-van-11-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp