Bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2

0
69
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 80 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – V.Huy-gô chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:

Bạn đang xem: Bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2

– Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loại chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là gì?

– Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như ở Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của ai? (Căn cứ vào đoạn văn gồm những câu hỏi ; đoạn nói về cảnh tượng mà “bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến” ; câu văn miêu ta gương mặt Phăng-tin kèm theo lời bình luận của tác giả.)

Trả lời bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Gia- ve được khắc họa thông qua một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ: hình tượng con ác thú Gia- ve

– Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi

+ Những tiếng “thú gầm”

+ Phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt

+ Túm lấy cổ áo

+ Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng

– Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử)

– Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve

+ Giăng Van- giăng được quy chiếu về hình ảnh: Con người chân chính, con người của tình yêu thương

– Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van- giăng buộc phải tự thú

Cách trả lời 2

Với mỗi nhân vật chính trong đoạn trích (Giăng Van-giăng và Gia-ve), Huy-gô lại thành công trên những phương diện nghệ thuật khác nhau.

a. Khi thể hiện tính cách của Gia-ve, Huy-gô đã sử dụng rất nhiều những so sánh và ẩn dụ. Đó đểu là những so sánh có tính chất phóng đại và đều nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ấn tượng đầu tiên của người đọc về Gia-ve trong đoạn trích này có lẽ là lời nói của hắn – những lời cộc lốc và thô bỉ. “Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy (Mau lên!) có cái gì man rợ và điên cuồng. […] Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”. Rồi “hắn phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”. Thêm nữa, cái cười của hắn mới càng thêm man rợ: “Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

=> Tất cả những hình ảnh so sánh phóng đại nêu trên giúp ta hình dung một cách rất sâu sắc về Gia-ve với những nét điển hình của một tên ác thú. Đó cũng chính là những chi tiết làm nên một sự quy chiếu ẩn dụ cho nhân vật này.

b.  Đối lập với Gia-ve, ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu về ẩn dụ. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dần tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng lại giúp ta có thể liên tưởng đến nhiều ý nghĩa biểu tượng mang tính lí tưởng.

Trong đoạn trích, Giăng Van-giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà văn: “Ông bảo Phăng-tin bằng giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”, khi thì thì thầm hạ giọng… Tất cả những hành động ấy của Giăng Van-giăng đều rất điềm đạm. Nó hoàn toàn đối lập với các hành động của Gia-ve như đã phân tích ở trên.

Giăng Van-giăng cũng được miêu tả gián tiếp qua những lời cầu cứu của nhân vật Phăng-tin (điều này thể hiện: hình ảnh Giăng Van-giăng trong mắt của Phăng-tin như là một anh hùng, như là một vị cứu tinh). Giăng Van-giăng còn hiện lên rất đẹp qua cảnh tượng mà bà xơ Xem-pli-xơ đã chứng kiến: “lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”.

=> Những lời nói, hành động và ý nghĩ của Giăng Van-giăng trong đoạn cuối gợi lên những vẻ đẹp phi thường, lãng mạn. Hình ảnh đó nổi bật lên trên cái ác và cường quyền. Nó là nơi quy tụ và phát tiết của tình thương yêu.

Với cách trả lời bài 2 trang 80 SGK ngữ văn 11 tập 2 mà đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài Soạn văn 11 tốt nhất trước khi tới lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – V.Huy-gô

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-80-sgk-ngu-van-11-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp