Bài 2 trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
81
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Bài 3

Bạn đang xem: Bài 2 trang 84 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a) Cách mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? Anh (chị) hiểu từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!” như thế nào?

b) Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững, thuỷ chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào? Vì sao các tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người?

c) Phân tích để làm rõ vẻ đẹp của câu cuối “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” (xem kĩ chú thích)

Trả lời bài 2 trang 84 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

a) Bài ca dao này không mở đầu bằng “thân em” như hai bài ca dao trước.

– Từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, nó là một câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không hướng đến đối tượng nào cụ thể, mà hỏi là để giãi bày, than thở về số phận mình.

b) Để nói lên tình nghĩa bền vững, thủy chung của con người tác giả đã sử dụng hệ thống hình ảnh so sánh ẩn dụ là những hình tượng thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn: sao Hôm, sao Mai, sao Vượt, trăng, trời.

– Lấy hình ảnh thiên nhiên vũ trụ để so sánh, tác giả muốn khẳng định tình nghĩa con người cũng bao la, rộng lớn và vĩnh cửu như vũ trụ rộng lớn kia.

c) Sao Vượt là sao Hôm khi đã vượt lên đến đỉnh của bầu trời. Có những khi sao Hôm vượt lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc.

– Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời: sự đợi chờ, tình cảm thủy chung của con người có sức mạnh vượt qua cả những khó khăn, áp đặt của số phận, đó là tình nghĩa thủy chung sâu sắc, vững bền.

Cách trình bày 2

a.

– Trong ca dao, mô típ dùng từ “ai” để chỉ các thế lực ép gả hay cản ngăn tình yêu nam nữ xuất hiện nhiều lần.

– “Ai” là đại từ phiếm chỉ. Nó chỉ chung tất cả mọi người. Trong bài ca này từ ai chỉ người trong cuộc (chàng trai hoặc cô gái) hoặc cha mẹ ép duyên mà chia cắt mối tình của họ, hay những đối tượng khác. Từ “ai” gợi ra sự trách móc, oán giận, nghe xót xa đến tận đáy lòng.

b.

– Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thủy chung. Điều đó được khẳng định qua các cặp ẩn dụ. Sao Hôm, sao Mai, mặt Trăng – mặt Trời (để chỉ hai người vừa đôi phải lứa); còn thể hiện qua hình ảnh so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”, ý nói tình duyên tuy không thành nhưng lòng người vẫn đơn phương chờ đợi, vẫn mong có ngày gặp nhau.

– Tác giả lấy các hình ảnh thiên nhiên vũ trụ này (sao Hôm, sao Mai, sao Vượt, mặt Trăng, mặt Trời) gắn bó với cuộc sông lao động của những chàng trai, cô gái nông thôn (trong lao động họ thường phải đi sớm, vê khuya, một sương, hai nắng…) cho nên, những hình ảnh này dễ đi vào liên tưởng, suy nghĩ cảm xúc của họ. Hơn nữa, điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian.

– Các hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp riêng, có thể trở thành nơi gửi tình, ngụ ý, diễn tả tâm hồn.

c. Phân tích câu cuối. “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”

– Ý nghĩa của câu cuối: Dù mình không còn nhớ đến ta, thì ta vẫn chờ đợi tình yêu của mình không bao giờ thôi, giống như sao Vượt cứ đứng giữa trời chờ đợi trăng lên.

– Sao Vượt là tên cổ của sao Hôm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều, lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc. Vì thế câu thơ cuối “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời” như là một lời khẳng định về tình nghĩa thuỷ chung son sắt và ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu. Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khát khao mong tình yêu có thể cập đến bền bờ hạnh phúc.

Cách trình bày 3

a) – Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người – để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

+ Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

– Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp

– Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.

– Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

+ Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc

+ Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.

Cách trình bày 4

a. Bài ca dao không mở đầu bằng: Trèo lên cây khế nửa ngày… (dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng từ một sự việc bên ngoài). Lối mở đầu này cũng đã thành môtíp trong ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa…, Trèo lèn cây gạo cao cao… thường được dùng trong trường hợp người con trai thất tình, lỡ duyên.

Từ “Ai” ở đây là đại từ, có thể là cha mẹ hai bên ngăn cản, là những hủ tục phong kiến,hay có khi là chính người tình… Câu ca như lời trách móc, vì lí do nào đó khiến tình duyên đôi lứa lỡ dở. Nỗi buồn, nỗi chua xót dành cho người ở lại

Trong ca dao, mô típ dùng từ “ai” để chỉ các thế lực ép gả hay cản ngăn tình yêu nam nữ xuất hiện nhiều lần, ví như:

Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Ai đem con sáo sang sông

Để cho con sáo sổ lồng bay cao

b. Câu hỏi tu từ bật ra như lời ai oán, xót xa cho số phận. Tình duyên không thành nhưng tình nghĩa của người con trai vẫn trước sau không thay đổi. Tình nghĩa đó được ví như mặt trời, mặt trăng, các vì sao từ xưa đến nay vẫn thế.

Nhân vật trữ tình đã lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trũ là cái to lớn, vĩnh hằng để nói lên tình nghĩa con người bền vững, thủy chung.

Dẫu không đến được với nhau, tình yêu của chàng trai dành cho cô gái vẫn vẹn tròn. Chàng trai vẫn một lòng đợi chờ: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời’’ Một hình ảnh so sánh thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Sao Vượt chờ trăng nhưng trăng và sao Vượt chẳng bao giờ gần nhau được. Tình cảm của chàng trai cũng thế. Duyên kiếp có thể, và đã dở dang không thành  nhưng tình yêu thì mãi mãi vẫn còn, không thể đổi thay. Hình ảnh sao Vượt chờ trăng giữa trời là sự mỏi mòn chờ đợi, cái cô đơn của sự ngóng trông, nhưng chính vì thế, nó mới cao đẹp.  Câu thơ như lời nhắn nhủ với người mình yêu, dù khó khăn, nhiều trở ngại nhưng tình cảm vẫn son sắt thủy chung.

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 84 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 84 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-84-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp