Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 91 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Ca dao hài hước chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Các bài 2, 3, 4: Tiếng cười trong ba bài ca dao nay có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao.
Bạn đang xem: Bài 2 trang 91 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trả lời bài 2 trang 91 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
So với tiếng cười trong bài 1, tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biến, phê phán xã hội. Nó hướng vào những thói hư tật xấu của một bộ phận trong nội bộ nhân dân.
– Bài 2. Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai. Bài ca dao sử dụng biện pháp khoa trương, phóng đại cùng với thủ pháp đối lập đã tạo nên một tiếng cười hài hước, châm biếm. Tính hài hước là ở chỗ, bài ca dao xây dựng hình ảnh một chàng trai đang cố gắng hết sức (khom lưng chống gối) chỉ để “gánh hai hạt vừng”.
– Bài 3. Chế giễu loại đàn ông lười nhác. Không có chí lớn. Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh, nêu lên sự đối lập giữa “chồng người” với “chồng em”, làm cho người đàn ông được so sánh hiện lên buồn cười và thảm hại vô cùng. Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” là tiêu biểu cho loại đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi ở xó nhà, ăn bám vợ.
– Bài 4 là bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tiếng cười của bài ca dao lại một lần nữa chủ yếu được xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh – một loại người không phải không có trong xã hội.
– Tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biếm, phê phán xã hội.
– Tiếng cười ở bài 1 là tiếng cười tự trào
Cách trình bày 2
Bài 2:
Làm trai … sức trai đối lập với khom lưng … gánh 2 hạt vừng là sự dối lập giữa Bản lĩnh sức mạnh và yếu đuối.
-> Nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập nhằm phê phán loại đàn ông yếu đuối không đáng sức trai.
Bài 3:
Chồng người đi ngược về xuôi đối lập với chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo là sự đối lập giữa đảm đang và vô tích sự
-> Hình ảnh người đàn ông hiện lên vừa hài hước vừa thảm hại: èo uột, lười nhác, ăn bám vợ, suốt ngày ru rú ở xó bếp, không còn phong độ của bậc nam nhi.
Bài 4:
– Lỗ mũi…gánh lông đối lập với râu rồng trời cho.
– Ngáy o o đối lập với cho vui nhà.
– Hay ăn quà đối lập với về nhà đỡ cơm.
– Đầu ..rác… rơm đối lập với hoa thơm rắc đầu.
-> Châm biếm nhẹ nhàng về loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên qua cái nhìn nhân hậu và cảm thông của dân gian.
Cách trình bày 3
– So với tiếng cười trong bài 1, tiếng cười ở các bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, châm biếm, phê phán xã hội. Nó hướng vào những thói hư tật xấu của một bộ phận trong nội bộ nhân dân.
Bài 1. Là tiếng cười tự trào (cười mình), còn với các bài sau, đối tượng cười không phải là chính mình.
Bài 2.
– Đối tượng châm biếm là bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai.
Thủ pháp nghệ thuật của bài ca này là sự kết hợp giữa đối lập và cách nói ngoa dụ.
+ Đối lập hay còn gọi là tương phản “làm trai”, “sức trai” xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan” hoặc “làm trai quyết chí tang bồng, sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam”. Ở đây đối lập với “làm trai” và “sức trai” là “Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng”.
+ Cách nói ngoa dụ thường là phóng đại, tô đậm các hiện tượng châm biếm “khom lưng chống gối” ấy như thế nào mọi người đã rõ.
Bài 3.
– Đối tượng châm biếm là đức ông chồng vô tích sự, lười nhác, không có chí lớn.
– Bằng việc sử dụng biện pháp tương phản (giữa “chồng người” với “chồng em”), và cũng có cả biện pháp nói quá (có ông chồng nào hèn yếu đến nỗi chỉ biết “ngồi bếp” để “sờ đuôi con mèo”. Tác giả dân gian đã tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ. Có thể tìm thấy một số bài ca dao có nội dung tương tự:
Chồng người lội suối trèo đèo
Chồng tôi cầm đũa đuổi mèo quanh mâm
Bài 4.
– Bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tiếng cười của bài ca dao lại một lần nữa chủ yếu được xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh – một loại người không phải không có trong xã hội.
Cách trình bày 4
Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca dao khác với tiếng cười ở bài 1, ở mỗi bài là sự chế giễu một loại người trong xã hội:
Bài 2. Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng với sức trai khỏe mạnh. Tiếng cười bật ra nhờ nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Có thể có những chàng trai yếu đuối, nhưng không ai lại yếu đuối đến mức chỉ gánh nổi… có hai hạt vừng. Ngoài ra, tính hài hước là ở chỗ phải khom lưng chống gối (có nghĩa là ráng hết sức) chỉ để gánh hai hạt vừng.
Bài 3. Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh, nêu lên sự đối lập giữa “chồng người” với “chồng em”. Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” là tiêu biểu cho loại đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi ở xó nhà, ăn bám vợ. Bài ca dao vừa mang tính hài hước vừa mang tính phê phán sâu sắc.
Bài 4 là bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tiếng cười của bài ca dao lại một lần nữa chủ yếu được xây dựng dựa trên nghệ thuật phóng đại và những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian. Đằng sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian vẫn muốn thể hiện một lời châm biếm nhẹ nhàng tới loại phụ nữ vô duyên đỏng đảnh – một loại người không phải không có trong xã hội. Tác giả dân gian đã nhìn họ bằng con mắt nhân hậu, thông cảm, qua con mắt của người chồng yêu vợ nên tất cả điều xấu của nhân vật đều hóa thành tốt (lông mũi / râu rồng trời cho; ngáy o o/cho vui nhà; ăn quà/đỡ cơm; rác rơm /hoa thơm).
Tham khảo thêm: Phân tích những bài ca dao hài hước
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 2 trang 91 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Ca dao hài hước trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp