Bài 3 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1

0
70
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 mục I trang 194 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Bài tập về nhà: Viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Giải thích tác dụng của câu bị động đó.

Bạn đang xem: Bài 3 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời bài 3 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 mục I trang 194 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Nam Cao (1915 – 1951), là một trong những số nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông đã vượt qua những khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu xuất sắc, nhưng không vì thế mà sáng tác của ông hòa tan vào dòng chảy chung ấy. Ý thức được tầm quan trọng trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, Nam Cao đã tìm được hướng đi riêng cho mình “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa) và ông đã thành công. Trong đó, Chí Phèo trở thành một kiệt tác trong sáng tác của Nam cao nói riêng và của văn học hiện đai nói chung.

Câu bị động: Ý thức được tầm quan trọng trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn.

Tác dụng: Nhấn mạnh quan điểm nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao.

Cách trình bày 2

“Tốt nghiệp Thành chung, Nam Cao được người bác họ đưa vào Nam sinh sống. Vì sức khoẻ, Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học và viết văn. Sau hơn ba năm, vì ốm đau, ông phải trở về quê. Sau đó, ông dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội”

=> Nhận xét : Câu bị động “ Nam Cao được một người bác họ đưa vào Nam sinh sống”. Câu này nhấn mạnh bước ngoặt của cuộc đời Nam Cao.

Cách trình bày 3

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông đã nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân. Chính vì thế ông tìm đến con đường nghệ thuật hiện chủ nghĩa.

Tác dụng: Tạo ra sự liên kết dẫn dắt, liên kết giữa Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn và con đường đến chủ nghĩa hiện thực.

Cách trình bày 4

Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam. Học xong thành chung, Nam Cao bôn ba nhiều nơi, nhưng bệnh tật đẩy ông về quê. Nam Cao có tham gia kháng chiến chống Pháp và được giữ chức vụ quan trọng. Cuối tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác vào vùng địch tạm chiếm, ông bị giặc Pháp phục kích và bắn chết. Ông hi sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, khi tài năng đang nở rộ. Là nhà văn đôn hậu, tinh tế, ông được nhiều bạn đọc hâm mộ, yêu mến. Những tác phẩm ông để lại có đóng góp lớn vào sự phong phú của nền văn học hiện thực Việt Nam.

* Tác dụng của hai câu bị động trên:

– Nhấn mạnh nguyên nhân của sự hy sinh, gợi niềm thương tiếc.

– Nhấn mạnh sự yêu mến, tin tưởng của bạn đọc với Nam Cao.

Bài 3 mục I trang 194 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 3 mục I trang 194 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-3-muc-i-trang-194-sgk-ngu-van-11-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp