Bài 3 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

0
68
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 100 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Việt Bắc – Phần 1: Tác giả chi tiết nhất.

Đề bài:

Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?

Bạn đang xem: Bài 3 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trả lời bài 3 trang 100 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Việt Bắc – Phần 1: Tác giả lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 3 trang 100 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:

– Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với niềm vui lớn, con người lớn của cả con người cách mạng và cả dân tộc.

– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện, chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân.

– Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử, dân tộc.

– Tác giả tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, những biến cố mạnh mẽ tác động tới vận mệnh của dân tộc, vấn đề nổi bật trong thơ Tố Hữu là vận mệnh dân tộc.

– Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường.

– Nhân vật trữ tình mang phẩm chất tiêu biểu cho dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử của thời đại.

Cách trả lời 2

Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:

– Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả

– Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.

– Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Cách trả lời 3

Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:

+ Ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân

+ Là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả

+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng

Cách trả lời 4

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất trong phong cách thơ Tố Hữu. Phong cách đó biểu hiện như sau:

–   Tố Hữu là một thi sĩ – chiến sĩ, thơ là sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm xúc trữ tình.

+ Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm, chính trị của bản thân tác giả

+ Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kì là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.

+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác dưới sự lãnh đạo của Đảng.

–   Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành nét phong cách trong thơ Tố Hữu.

+ Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc chứ không hướng về đời tư.

+ Nhân vật trữ tình luôn đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc thậm chí của lịch sử và thời đại.

–   Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào.

+ Cách xưng hô gần gũi thân mật (bạn đời ơi, đồng bào ơi, em ơi…) với đôi tượng trò chuyện.

+ Tố Hữu tuyên truyền, vận động cách mạng nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình.

Tham khảo: Phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 100 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Việt Bắc – Phần 1: Tác giả tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 100 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Việt Bắc – Phần 1: Tác giả

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-3-trang-100-sgk-ngu-van-12-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp