Bài 3 trang 110 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
63
Rate this post

    hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 110 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Lập luận trong văn Nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:  Lựa chọn phương pháp lập luận

a. Xác định và phân tích các phương pháp lập luận được vận dụng trong đoạn trích “Thư lại dụ Vương Thông” và “Chữ ta”

Bạn đang xem: Bài 3 trang 110 SGK Ngữ văn 10 tập 2

b. Kể thêm một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong vân bản nghị luận

TRẢ LỜI BÀI 3 TRANG 110 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1 – Ngắn gọn

a.

– Phương pháp lập luận được vận dụng trong văn bản của Nguyễn Trãi là phương pháp diễn dịch và lập luận theo quan hệ nhân – quả.

– Phương pháp lập luận được vận dụng trong văn bản “Chữ ta” là phương pháp quy nạp và so sánh, đối lập (lĩnh vực quảng cáo, báo chí của Hàn Quốc >

b. Một số phương pháp lập luận thường gặp trong văn nghị luận như: phương pháp nêu phản đề, phương pháp loại suy, phương pháp so sánh tương đồng,…

Cách trả lời 2 – Chi tiết

a. 

Hai ngữ liệu trên sử dụng hai phương pháp lập luận khác nhau.

– Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân – quả: đầu tiên đưa ra nhận định khái quát “Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xem thời thế mà thôi”, sau đó triển khai nhận định bằng các luận cứ (đồng thời cũng là nguyên nhân) và cuối cùng là lời đánh giá từ các luận cứ (đồng thời cũng là kết quả).

– Bài văn của Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập. Để đi đến kết luận vể “thái độ tự trọng của một quốc gia”, tác giả đã xây dựng hai luận điểm. Trong mỗi luận điểm, người viết đều so sánh thực tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam về phương diện chữ viết trên quảng cáo, bảng hiệu và trên báo chí.

b.

Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

– Các phương pháp lập luận đã học là: Phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp; phương pháp so sánh đối lập; phương phằp quan hệ nhân – quả;…

– Có thể kể thêm ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận:

+ Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, chúng ta có thể tìm ra những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.

Ví dụ: Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…

Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất… Kết luận: Gà cũng có thể bay ngắn trên mặt đất.

+ Phương pháp phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.

Ví dụ: Tiền đề 1: Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Kể cả hoa đào trong ngày tết (sai).

Tiền đề 2: Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Tất cả các cây đào đều như vậy (sai).

+ Phương pháp nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất.

Ví dụ: Tiền đề: Một hạt cát chưa phải là sa mạc, nhiều hạt cát chưa phải là sa mạc, vô-cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc.

Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc.

 -/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 110 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Lập luận trong văn Nghị luận tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 110 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Lập luận trong văn Nghị luận

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-3-trang-110-sgk-ngu-van-10-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp