Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 13 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Bạn đang xem: Bài 3 trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trả lời bài 3 trang 13 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
Đối tượng trung tâm của văn học là con người và con người trong văn học tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản.
– Con người Việt Nam trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.
+ Trong các sáng tác văn học dân gian như ca dao, dân ca, các hình ảnh sông núi, đồng lúa, cánh cò, trăng… là những hình ảnh quen thuộc được sử dụng để nói lên tình cảm, thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Thời kì trung đại, hình ảnh thiên nhiên như tùng, cúc, trúc, mai… được sử dụng để thể hiện nhân phẩm của người quân tử, lối sống thanh cao, ẩn dật của nhà Nho. Văn học hiện đại dùng những hình ảnh thiên nhiên để thể hiện những kỉ niệm đẹp của tình yêu.
– Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc: Văn học Việt Nam phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
+ Lòng yêu nước trong văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, quê hương, sự căm thù thế lực xâm chiếm đất nước. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện qua sự ý thức sâu sắc về lãnh thổ và truyền thống lâu đời của quốc gia, dân tộc. Văn học cách mạng thể hiện chủ nghĩa yêu nước qua sự nghiệp đấu tranh về giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
– Con người trong quan hệ xã hội: Văn học Việt Nam thể hiện mong muốn, ước mơ về một xã hội tốt đẹp, công bằng.
+ Trong xã hội phong kiến và thực dân nửa phong kiến, các tác phẩm văn học tố cáo, phê phán các thế lực thống trị, áp bức dân dân và thể hiện sự cảm thông đối với giai cấp bị trị. Nhân vật trong các sáng tác không chỉ là nạn nhân của các cuộc áp bức bất công, phải chịu nhiều đau khổ mà còn là những người viết đấu tranh cho hạnh phúc, quyền được tự do…
– Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Văn học Việt Nam xây dựng một “đạo lí làm người” với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
+ Trong thời kì chống giặc ngoại xâm, cải tạo và chinh phục thiên nhiên, con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Các nhân vật trong sáng tác trong thời kì này thường đề cao ý thức xã hôi, trách nhiệm công dân và hi sinh “cái tôi” cá nhân đến mức khắc kỉ. Các thời kì sau này, con người cá nhân lại được các nhà văn, nhà thơ đề cao. Con người trong sáng tác của giai đoạn này đã ý thức được quyền cá nhân của mình như quyền sống, quyền đọc hạnh phúc và tình yêu…
Cách trình bày 2
Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Đối tượng trung tâm của văn học là con người và con người trong văn học tồn tại trong bốn mối quan hệ cơ bản:
– Quan hệ với thế giới tự nhiên: cho thấy tình yêu thiên nhiên tha thiết của người Việt.
– Quan hệ với quốc gia, dân tộc: cho thấy niềm tự hào dân tộc và sự xả thân vì giống nòi của một chủ nghĩa yêu nước vô song…
– Quan hệ với xã hội: cho thấy một chủ nghĩa hiện thực sâu sắc và một chủ nghĩa nhân đạo cao cả, không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, bảo vệ cái thiện, cái tốt đẹp,…
– Quan hệ với bản thân: cho thấy quá trình đấu tranh kiên trì để khẳng định đạo lí làm người của bản thân, của dân tộc.
Cách trình bày 3
– Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
Ở khía cạnh này, các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên. Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn. Vì vậy, nó hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và đáng yêu. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mĩ của từng thời.
– Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Đây là nội dung tiêu biểu và xuyên suốt lịch sử phát triển văn học Việt Nam, phản ánh một đặc điểm lớn của lịch sử dân tộc: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Mối quan hệ quốc gia dân tộc được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh mà nổi bật là tinh thần yêu nước (tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập…). Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của đất nước ta.
– Phản ánh mối quan hệ xã hội
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp. Nhìn thẳng vào thực tại để nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
– Phản ánh ý thức về bản thân
Ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh.
Cách trình bày 4
a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên.
Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ.
+ Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng….
+ Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc….
+ Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, …
Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, …
+ Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
+ Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.
c. Phản ánh mối quan hệ xã hội
Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
d. Phản ánh ý thức về bản thân
Ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người.
Cách trình bày 5
Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng :
– Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Đây là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong văn học Việt Nam, thể hiện rõ qua ba giai đoạn phát triển của văn học dân tộc:
+ Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên; miêu tả thiên nhiên đầy tươi đẹp, thân thiết và gần gũi với đời sống của con người.
+ Văn học trung đại gắn vẻ đẹo của thiên nhiên với quan niệm thẩm mỹ của con người.
+ Văn học hiện đại miêu tả thiên nhiên gắn liền với những cảm xúc giản dị trong cuộc sống của con người: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống; tình cảm lứa đôi.
– Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:
+ Là phần nội dung quan trọng, phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.
+ Được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh như: tinh thần yêu nước, tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập….
+ Tinh thần yêu nước là nội dung tiêu biểu, mang những giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.
– Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:
+ Thể hiện lòng nhân ái và mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
+ Lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức trong xã hội có giai cấp đối kháng.
+ Là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.
– Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
+ Văn học đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam.
+ Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trung tâm của văn học (cộng đồng hoặc cá nhân) có những giá trị và cách phản ánh riêng.
+ Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, …
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 13 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp