Bài 3 trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2

0
72
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 14 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) chi tiết nhất.

Đề bài: Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm.

Trả lời bài 3 trang 14 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 3 trang 14 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Nghệ thuật của tác phẩm:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.

– Ngòi bút tả cảnH đặc sắc: (Cảnh tết, cảnh xử kiện…)

– Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng đầy cảm thông, yêu mến, nhịp kể chậm rãi, xúc động, có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm.

– Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

Xem thêm: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Cách trả lời 2:

–  Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề…).

–  Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.

–  Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lí; dẫn dắt những tình tiết đan xen kết hợp một cách khéo léo tạo sức lôi cuốn.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Mỗi nhân vật được sử dụng bút pháp khác nhau để khắc họa tính cách khác nhau trong khi họ có số phận giống nhau. Tác giả tả ngoại hình, tả tâm lí với dòng kí ức chập chờn, những suy nghĩ thầm lặng để khắc họa nỗi đau khổ và sức sống của Mị, còn A Phủ thì tả ngoại hình, hành động và những mẫu đối thoại ngắn để thấy tính cách giản đơn.

–  Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi. Giọng điệu trần thuật có sự pha trộn giữa giọng người kể với giọng nhân vật nên tạo ra chất trữ tình.

Cách trả lời 3:

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm trạng).

– Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động có cá tính đậm nét.

– Trần thuật uyển chuyển linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.

– Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ,…).

– Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên sinh động hấp dẫn.

– Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi.

>>> Tham khảo thêm: 6 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Vợ chồng A Phủ

Bài 3 trang 14 SGK ngữ văn 12 tập 2 được  tổng hợp và biên soạn trình bày theo 3 cách khác nhau, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vợ chồng A Phủ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 14 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vợ chồng A Phủ ngữ văn 12.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-3-trang-14-sgk-ngu-van-12-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp