hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tràng giang (Huy Cận) chi tiết nhất.
Đề bài: Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ in đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc?
Trả lời bài 3 trang 30 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
Bạn đang xem: Bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc vì:
– Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên đậm màu sắc cổ điển với sóng nước, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu,… có những cảnh đẹp như trong Đường thi (Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,/ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa). Ở đây có núi mây hùng vĩ (mây đùn thành núi bạc) phía trời tây, lại có cảnh chim chiều hút nắng lúc hoàng hôn đang sa xuống tận cuối trời xa – đó là những thi liệu quen thuộc của thơ cổ điển phương Đông mà ta đã gặp đâu đó trong thơ Đường, thơ Tống cũng như thơ trung đại Việt Nam.
– Bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang vẫn gần gũi, thân thuộc với mọi tấm lòng Việt Nam. Bởi ta nhận ra đó là một con sông quê hương đất nước với “cành củi khô lạc dòng”, với “tiếng làng xa vãn chợ chiều”, cả những cụm bèo trôi dạt trên sông “hàng nối hàng”, và nhất là cảnh bờ bãi ven sông đúng là của Việt Nam, không thể nào lẫn được (Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng). Hình ảnh trong bài thơ, tuy đã được khái quát, mang ý nghĩa tượng trưng (một con sông buồn), không còn là một con sông cụ thể nữa, nhưng nó vẫn rất thực và gần gũi, mang hình bóng con sông của xứ sở, thân thuộc với mọi tấm lòng Việt Nam.
Cách trả lời 2:
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà gần gũi, quen thuộc, đậm chất Đường thi.
– Chất liệu tạo nên bức tranh đó là các hình ảnh ước lệ được sử dụng trong thơ ca trung đại: tràng giang, thuyền về, nước lại, nắng xuống, trời lên, sông dài, trời rộng, mây đùn núi bạc, bóng chiều, vời con nước, khói hoàng hôn,…
– Dòng sông dài mênh mông vắt ngang bầu trời cao rộng, bến vắng cô liêu, con thuyền lênh khênh xuôi ngược, cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới hoàng hôn. → cảnh vật gần gũi, quen thuộc.
=> Bức tranh ấy được thể hiện cụ thể qua các khổ thơ, góp phần tô đậm màu sắc cổ điển.
Cách trả lời 3:
Bài thơ tạo nên bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ:
+ Không gian: mênh mông, bao la, rộng mở
+ Cảnh vật hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn
+ Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường thi
+ Các hình ảnh cổ: thuyền, nước, nắng, sông dài, trời rộng, bóng chiều, khói hoàng hôn…
+ Tràng Giang vẫn chứa nét mới, nét hấp dẫn của thơ hiện đại: âm thanh tự nhiên, âm thanh cuộc sống bình dị, mộc mạc được đưa vào thơ
=> Sự hòa quyện, đan cài giữa chất cổ điển, sự gần gũi, thân thuộc tạo cho bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại.
Tham khảo thêm: các đề văn về bài thơ Tràng giang hay gặp nhất
Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 30 SGK ngữ văn 11 tập 2 do tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu bài nhanh và soạn bài Tràng giang của Huy Cận tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp