Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 36 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Sử thi Đăm Săn) chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ, cách nhìn nhận của tác giả về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.
Bạn đang xem: Bài 3 trang 36 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trả lời bài 3 trang 36 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
– Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng.
– Sự lựa chọn này thể hiện:
→ Ý nghĩa của chiến tranh bộ tộc chính là để giành lấy quyền làm chủ, giành lấy đất đai của các tù trưởng.
→ Người anh hùng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cộng đồng, là người dẫn đường, chỉ lối, là người hội tụ những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng.
Cách trình bày 2
Phần cuối đoạn trích tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng. Điều đó có thể hiện hai ý nghĩa như sau:
– Lễ cúng người chết và thần linh, lễ ăn mừng chiến thắng
+ Tưởng nhớ và biết ơn những người hi sinh là việc nghĩa. Lễ cúng người chết sau chiến thắng là một nghi lễ mang tính nhân đạo
+ Lễ cúng thần linh, tạ ơn tổ tiên là nghi lễ tri ân rất thiêng liêng thể hiện ý thức xây đắp truyền thống văn hóa tôn giáo, tâm linh của các tộc người Tây Nguyên.
+ Mở tiệc, đánh trống chiêng ăn mừng chiến thắng => Văn hóa dân gian Tây Nguyên => Cả một cộng đồng hòa nhập thành một khối trong niềm tin ở tương lai.
=> Cuộc sống dân làng thịnh vượng, sung túc, hùng mạnh.
– Khẳng định tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng:
+ Đăm Săn là niềm tự hào của bộ tộc, là kết tinh vẻ đẹp, tài năng, sức mạnh, ý chí của cộng đồng.
+ Đăm Săn đại diện cho sức mạnh bộ tộc. Sức mạnh, lí tưởng của Đăm Săn biểu trưng cho sức mạnh và lí tưởng cộng đồng.
Cách trình bày 3
– Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đam Săn.
– Ý nghĩa:
+ Cuộc chiến dừng lại khi Mtao Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đam Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên. Dân làng của Đam Săn cũng vậy, họ đón tiếp những người bạn mới rất chân tình. Không khí của buổi tiệc sau chiến thắng từng bừng náo nhiệt vui say không hề có một chút gợn nào.
+ Lựa chọn cách thể hiện nghệ thuật này, tác giả dân gian đã nhận ra tính tất yếu của cuộc chiến tranh thị tộc – đó là cuộc chiến tranh không kìm hãm sự phát triển của xã hội Ê-đê, mà trái lại, nó giúp những tập thể lẻ tẻ, rời rạc tập hợp thành những tập thể lớn hơn, mạnh hơn. Và cũng chỉ như vậy, họ mới trở thành một dân tộc trưởng thành thực sự. Cách lựa chọn để hiện nghệ thuật ấy cũng là cách để dân gian ngợi ca tâm vóc và sứ mệnh lịch sử của người anh hùng. Chỉ có những con người ưu tú của thời đại như vậy mới đủ sức đứng lên thống nhất các thị tộc nhỏ lẻ lại với nhau, gom những thị tộc ấy lại thành một cộng đồng lớn mạnh và giàu có.
Cách trình bày 4
Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:
+ Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.
⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.
+ Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.
Cách trình bày 5
Đoạn trích gồm hai phần: một phần kể về cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng, một phần miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.
Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, phần cuối tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đam Săn. Cuộc chiến dừng lại khi Mtao Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đam Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên.
==> Điều này cho ta thấy sự đồng tình, ủng hộ của tác giả sử thi đối với người anh hùng Đăm Săn. Cuộc chiến mà người anh hùng sử thi Đăm Săn thực hiện không phải là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nó là cuộc chiến vì sự thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người. Do vậy, tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn trở thành trung tâm miêu tả, ca ngợi của toàn bộ thiên sử thi.
Tham khảo thêm: Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 36 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Chiến thắng Mtao-Mxây (trích Sử thi Đăm Săn) trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp