Bài 3 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
64
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?

Bạn đang xem: Bài 3 trang 43 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trả lời bài 3 trang 43 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa:

– Mị Châu bị trừng trị là một thái độ dứt khoát, rõ ràng của lịch sử => xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng tha thiết với độc lập tự do của người Việt ta.

– Mị châu được “hồi sinh” bởi dân tộc ta bao dung, độ lượng. Kết thúc ấy thể hiện niềm cảm thông với sự trong trắng, ngây thơ của nàng.

=>Lời nhắn nhủ của tác giả: hãy tỉnh táo và sáng suốt trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà với nghĩa nước, giữa cái riêng với cái chung.

Cách trình bày 2

– Đây là chỉ là một chút an ủi cho Mị Châu. Chi tiết ngọc trai thể hiện sự thương cảm, nhân dân muôn giải bớt nỗi oan tình cho Mị Châu. Người con gái ngây thơ, trong trắng, vô tình mà đắc tội với non sông chứ nàng không phải là người chủ ý hại vua cha. Nàng thực sự bị “người lừa dối”.

– Qua đây ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ mai sau trong quan hệ tình cảm phải luôn luôn đặt quan hệ riêng chung cho đúng mực. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung, phải biết hi sinh tình cảm riêng để giữ cho trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đó là một bài học cảnh giác sâu sắc.

Cách trình bày 3

Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa:

+ Mị Châu bị kết tội, bị chính cha của mình trừng trị là một dứt khoát. ⇒ hành động này xuất phát từ tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ bán nước của dân tộc ta.

+ Máu của Mị Châu biến thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch đã thể hiện cái nhìn cảm thông, bao dung với nàng của nhân dân.

+ Cái chết của Mị Châu là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa tình cảm cá nhân với lợi ích của cả quốc gia.

Cách trình bày 4

Phần kết truyện liên quan đến cái chết của Mị Châu thể hiện hai cái nhìn tưởng như trái ngược nhưng lại rất thống nhất của tác giả dân gian. Mị Châu bị trừng trị là một dứt khoát, nhân dân ta đã tuyên án và thi hành bản án của lịch sử. Cách kết thúc này xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng thiết tha với độc lập tự do của người Việt ta.

Nhưng Mị Châu cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương. Phải mang danh “là giặc” là nỗi oan của Mị Châu vậy nên dân gian đã để lời nguyền của nàng trở thành hiện thực để thể hiện sự cảm thông, bao dung với nàng. Câu chuyện của Mị Châu quả đúng là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với thế hệ trẻ muôn đời trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tình nhà với nghĩa nước, giữa cái riêng với cái chung.

Tham khảo thêm: 

  • Phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy
  • Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 43 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 43 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-3-trang-43-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp