Bài 3 trang 64 SGK Ngữ văn 12 tập 2

0
55
Rate this post

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 64 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiPhân tích và so sánh tính cách các nhân vật Chiến, Việt để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.

Trả lời bài 3 trang 64 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 3 trang 64 SGK Ngữ văn 12 tập 2

So sánh tính cách các nhân vật Chiến, Việt:

* Nét chung

– Ngoại hình: đều có khuôn mặt bầu bầu, chóp mũi hơi hếch lên -> còn mang nét hồn nhiên trẻ thơ.

– Cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương: chứng kiến cái chết của ba và má.

– Có chung mối thù với bọn xâm lược, có cùng nguyện vọng cầm súng đánh giặc.

– Tình yêu thương ruột thịt là vẻ đẹp tâm hồn của họ. Thể hiện sâu sắc nhất trong cái đêm giành nhau tòng quân và khi khiêng bàn thờ ba má.

– Đều là những chiến sĩ dũng cảm trong đánh giặc.

– Đều có những nét trẻ con (giành nhau bắt ếch, giành nhau chiến công).

* Nét riêng

– Chiến:

+ Hiện lên qua dòng hồi tưởng của Việt

+ Rất giống má: bắp tay tròn vo, sạm đỏ, thân người to và chắc nịch → vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác và để chiến thắng.

+ Đặc biệt, trong cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội: lo liệu, toan tính việc nhà, lời nói và cử chỉ y hệt má.

+ Chiến có tính cách người lớn hơn Việt: nhường nhịn em, quan tâm mọi việc của gia đình.

+ Vào bộ đội, mang theo tấm gương soi.

=> Nhân vật Chiến có cá tính đặc sắc, mang vẻ đẹp tâm hồn của người con gái Nam Bộ trong một thời kỳ nhiều mất mát hi sinh.

– Việt:

+ Hồn nhiên, vô tư: lăn kềnh ra cười khì khì, chụp một con đom đóm, thường tranh giành phần hơn với chị, vào bộ đội mang theo chiếc súng cao su.

+ Trước kẻ thù: Việt rất anh hùng.

+ Ngay từ bé đã dám xông vào thằng giết cha mình.

+ Khi bị thương: vẫn quyết tâm sống chết với kẻ thù.

-> Trước chị, Việt nhỏ bé hồn nhiên, trước kẻ thù Việt vụt lớn trở thành anh hùng. Việt tiêu biểu cho những chàng trai Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

=> Việt và Chiến vừa là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình vừa tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam chống Mĩ: bộc trực, thẳng thắn, gan dạ, dũng cảm, căm thù giặc sâu sắc, yêu nước tha thiết và quyết tâm chiến đấu vì độc lập.

Tham khảo thêm văn mẫu: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Cách trả lời 2:

– Điểm chung trong tính cách của hai chị em Chiến, Việt:

+ Sinh ra trong gia đình chịu đau thương của ba, má.

+ Tuổi còn nhỏ đã nuôi dưỡng chí báo thù cho cha mẹ, và cùng có nguyện vọng cầm súng đánh giặc.

+ Tình yêu thương, sự bao bọc nhau là vẻ đẹp tâm hồn hai chị em, tranh nhau ghi tên tòng quân.

+ Hai chị em là những chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, đánh giặc trở thành hạnh phúc của hai chị em.

– Nét riêng

* Chiến (hơn Việt 1 tuổi):

– Tính cách người lớn, bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình, Chiến học cách nói “trọng trọng” của chú Năm…

– Tính cách “người lớn” thể hiện ở sự nhường nhịn, có lúc tranh giành với em, tranh công đi bắt ếch, nhưng thường nhường em.

=> Nhân vật có tính cách phù hợp với lứa tuổi, tâm lí, đây là nhân vật được gợi lên từ hồi tưởng của Việt.

* Việt:

+ Mang dáng dấp lộc ngộc, vô tư, hồn nhiên của cậu con trai mới lớn

+ Hay tranh giành với chị

+ Dũng cảm, gan dạ (ngay từ khi còn nhỏ đã xông vào đá thằng giết cha mình, khi chiến đấu dù chỉ có một mình vẫn quyết tâm ăn thua với kẻ thù.

=> Nhân vật là thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách của Nguyễn Thi, dù hồn nhiên còn nhỏ nhưng chững chạc, dũng cảm trước kẻ thù.

Cách trả lời 3:

* Nhân vật Chiến:

– Chiến có những phẩm chất được kế thừa từ người mẹ: gan góc, đảm đang, tháo vát.

– Có những tính cách đa dạng:

+ Là một cô gái mới lớn nên tính cách đôi khi còn “rất trẻ con”.

+ Là một người biết nhường nhịn em, đảm đang, tháo vát.

– Nét khác biệt so với người mẹ:

+ Trẻ trung, thích làm duyên, làm dáng.

+ Được cầm súng trực tiếp đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề của mình: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất”.

* Nhân vật Việt:

– Có nét riêng của cậu con trai mới lớn, tính còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động: hay tranh giành phần hơn với chị, thích đi câu cá, bắn chim…

+ Đêm trước ngày lên đường: Vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp con đom đóm úp trong lòng tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

+ Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con “giấu chị như giấu của riêng”.

+ Bị thương nằm lại chiến trường: sợ ma cụt đầu, khi gặp lại anh em thì như thằng Út ở nhà “khóc đó rồi cười đó”.

– Vừa là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường:

+ Còn bé: dám xông thẳng vào đá thằng giặc giết hại gia đình mình.

+ Lớn lên: nhất quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má.

+ Khi xông trận: chiến đấu dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

+ Khi bị trọng thương: vẫn luôn trong tư thế quyết chiến tiêu diệt giặc: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này chỉ có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, còn súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày!…”.

Trên đây là một số cách trả lời câu hỏi bài 3 trang 64 SGK ngữ văn 12 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Những đứa con trong gia đình trong chương trình soạn văn 12 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 64 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Những đứa con trong gia đình ngữ văn 12.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-3-trang-64-sgk-ngu-van-12-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp