Bài 3 trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2

0
75
Rate this post

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 3 trang 71 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu , soạn bài Sang thu ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài:

Bạn đang xem: Bài 3 trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Gợi ý:

– Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.

– Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải).

Trả lời bài 3 trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

– Mùa thu được diễn tả bằng nhiều chi tiết độc đáo:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se…

Và …Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

– Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng gió se, mây, sấm, hàng cây)

– Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời, hàng cây đứng tuổi: Con người đã từng trải). Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường, thường gây ra tâm lí hoảng hốt cho người nghe, tượng trưng cho những biến đổi lớn lao bất ngờ trong một đời người. Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật mới mẻ, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vẫn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết “sấm cũng bớt bất ngờ” cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.

Trả lời ngắn gọn

– Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu này được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua câu thơ “Có đám mây mùa hạ – Vắt nửa mình sang thu”. Đây là hình ảnh nhân hóa , đầy liên tưởng gợi hình, gợi cảm, một ranh giới mơ hồ, nên thơ.

– Hai dòng thơ cuối:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

  • Ý nghĩa tả thực: những tiếng sấm đã không còn bất ngờ nữa, sấm gắn liền với những cơn mưa rào mùa hạ quen thuộc và cũng đã bớt dần.
  • Ý nghĩa ấn dụ: Sấm là đại diện cho những điều bất thường, dữ dội trong cuộc sống hằng ngày, “hàng cây đứng tuổi” là những người từng trải. Con người bình thản sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

Tham khảo thêm: Phân tích khổ cuối bài Sang thu

————–

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 71 SGK Ngữ văn 9 tập 2 do tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Sang thu trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 71 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Sang thu

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-3-trang-71-sgk-ngu-van-9-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp