Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Đọc – hiểu văn bản, soạn bài Đồng chí chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Bạn đang xem: Bài 4 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Những câu thơ trên gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.
Trả lời bài 4 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Cách trình bày 1
Đây là những câu thơ đẹp nhất viết về người lính, là bức tranh đẹp nhất về tình đồng đội, đồng chí, vẽ nên hình tượng đẹp nhất về người chiến sĩ yêu nước. Ngoài người đồng đội, người chiến sĩ còn một người nữa là “đầu súng trăng treo”. Đó là một hình ảnh vừa thực lại vừa mộng, mang ý nghĩa biểu tượng thật phong phú.
Cách trình bày 2
Ba câu thơ cuối là là biểu tượng về tình đồng chí:
– Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính: rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo
– Những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế chủ động “chờ giặc tới”
– Tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu.
– Hình ảnh cuối bài là kết tinh giữa chất hiện thực và lãng mạn:
+ Người lính – súng – vầng trăng
+ Trăng: biểu tượng của hòa bình, dịu êm
+ Súng: hiện thực, nhiệm vụ cầm súng vì tinh thần quyết chiến vì đất nước
– Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa của sự kết tinh cao đẹp của tình đồng chí.
Cách trình bày 3
– Người lính và cuộc chiến trong ba câu thơ cuối : cuộc chiến gian khổ, đầy khó khăn, người lính cũng thật dũng cảm, đoàn kết vượt qua sương muối giá buốt.
– Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh :
+ Vẻ đẹp hiện thực : tình đồng chí sát cánh bên nhau, giữa rừng hoang vu vẫn ấm lòng sẵn sàng chiến đấu.
+ Vẻ đẹp lãng mạn : đầu súng trăng treo là hình ảnh tuyệt đẹp, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng chính là trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.
Cách trình bày 4
Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng về tình đồng chí. Câu thơ Đêm nay rừng hoang sương muối gợi lên một không gian, thời gian cụ thể, một hoàn cảnh chiến đấu với thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Nổi bật trên bức tranh ấy là hình ảnh những người lính kề vai sát cánh bên nhau chờ giặc tới trong tư thế chủ động hiện ngang, sẵn sàng chiến đấu. Trong khung cảnh ấy, đột ngột xuất hiện một hình ảnh mới lạ và độc đáo đầu súng trăng treo. Người lính, trong cảnh phục kích giặc giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa là vầng trăng. Đầu súng trăng treo là hình ảnh nhận ra được từ đêm hành quân phục kích của chính tác giả. Cái ảo và cái thực hoà quện vào nhau tạo nên một liên tưởng bất ngờ, kì thú. Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mộng mơ, là chiến tranh và hoà bình, là chiến sĩ và thi sĩ, là anh và tôi, là đồng chí… Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính.
————-
vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Đồng chí trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp