Bài 4 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
78
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 147 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Tổng kết phần Văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Để nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10, có thể ôn tập theo những gợi ý‎ sau:

Bạn đang xem: Bài 4 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2

a) Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

b) Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

c) Nêu những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

STT Tên tác giả Tên tác phẩm Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

Trả lời bài 4 trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Cách trả lời 1 – Ngắn gọn

a.

* Văn học trung đại gồm hai thành phần quan trọng: chữ Hán và chữ Nôm, được chia thành 4 giai đoạn văn học: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, nửa cuối thế kỉ XIX.

* Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam

– Về nội dung: hai nội dung chủ đạo, xuyên suốt là nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.

– Về nghệ thuật: tính quy phạm, tính trang nhã, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, vừa sáng tạo những giá trị văn học mới mẻ mang bản sắc dân tộc.

b. Thống kê những thể loại văn học trung đại

STT Thể loại Đặc điểm
1 Thơ Đường luật -Tuân thủ những quy định chặt chẽ về hình thức nghệ thuật (niêm, luật, đối,…), ngôn từ hàm súc, cô đọng.
2 Thơ Nôm đường luật -Xây dựng trên cơ sở thơ Đường luật
-Có sự linh hoạt hơn về nghệ thuật (về niêm, về đối, số chữ trong câu,…)
3 Phú -Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần với văn xuôi, thường làm theo lối văn biền ngẫu.
4 Cáo -Là thể văn nghị luận, thường được viết bằng văn biền ngẫu, dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện,…
5 -Dùng để ghi chép lại các sự việc, sự kiện
6 Truyền kì -Là một thể văn tự sự, phản ánh hiện thực thông qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
7 Tiểu thuyết chương hồi -Kết cấu tác phẩm được chia thành các chương, hồi với những dấu hiệu hình thức đặc trưng.
-Kể lại sự việc theo trình tự thời gian. Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính.
8 Ngâm khúc -Thuộc thể thơ trữ tình, diễn tả nội tâm phong phú của nhân vật với giọng điệu đặc trưng (giọng than thở, oán trách).
9 Truyện thơ Nôm -Vừa mang nội dung tự sự, vừa mang nội dung trữ tình, diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người trước hiện thực cuộc sống.

c.

STT Tác giả Tác phẩm(đoạn trích)
1 Phạm Ngũ Lão Tỏ lòng
2 Nguyễn Trãi Cảnh ngày hè
3 Nguyễn Trãi Đại cáo bình Ngô
4 Trương Hán Siêu Phú sông Bạch Đằng
5 Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhàn
6 Nguyễn Du Truyện Kiều
7 Nguyễn Du Độc Tiểu Thanh kí
8 Hoàng Đức Lương Tựa “trích Diễm thi tập”
9 Ngô Sĩ Liên Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
10 Nguyễn Dữ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
11 Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Cách trả lời 2 – Chi tiết

a) Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX bao gồm những thành phần nào? Phát triển qua mấy giai đoạn? Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam.

– Thành phần văn học viết Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại): văn học chữ hán và văn học chữ Nôm.

– Quá trình phát triển: 4 giai đoạn:

+ Thế kỉ X đến thế kỉ XIV.

+ Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

+ Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX.

– Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.

– Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài.

b) Thống kê những thể loại văn học trung đại mà anh (chị) đã học. Nêu đặc điểm chủ yếu của một số thể loại tiêu biểu như chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói.

– Những thể loại văn học trung đại đã học: Thơ chữ Hán Đường luật, thơ Nôm Đường luật, thơ Nôm Đường luật sáng tạo (thất ngôn xen lục ngôn – “Cảnh ngày hè”), phú, cáo, tựa, sử kí, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, ngâm khúc, thơ Nôm lục bát, thơ Nôm song thất lục bát.

– Đặc điểm chủ yếu của một số thể loại:

+ Chiếu: loại văn bản do nhà vua ban lệnh cho quần thần hoặc toàn dân thiên hạ yêu cầu thực hiện một công việc nào đấy có ý nghĩa chính trị

– xã hội (tương đương với công văn, chỉ thị).

+ Cáo: loại văn bản do vua ban nhằm tuyên bố trước nhân dân một vấn đề nào đấy (tương đương với tuyên ngôn).

+ Phú: loại văn viết theo luật, có vần, nhịp và đối, dùng để miêu tả, ngâm, vịnh cảnh đẹp, nhân đó ca ngợi hay ngụ ý một vấn đề nào đấy có tính xã hội hoặt triết lí.

+ Thơ Đường luật: thơ chữ Hán, có nguồn gốc từ thời Đường, tuân thủ niêm luật khắt khe, hạn chế sáng tạo nhưng mang tính thử thách nhằm sàng lọc ngôn từ của nhà thơ, gồm nhiều thể loại: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn,…

+ Ngâm khúc: loại thơ dài, có cốt truyện nhưng không thành truyện, không phải truyện thơ, dùng để thể hiện nỗi niềm tâm sự của tác giả, thông qua hình tượng văn học.

+ Hát nói: thể loại dùng trong sân khấu, diễn xuất bằng cách đọc (nói) có nhạc điệu và ngữ điệu nhưng không phải ngâm hay hát.

c) Nếu những tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu bằng cách lập bảng:

STT Tên tác giả Tên tác phẩm Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật
1 Phạm Ngũ Lão Thuật hoài Thể hiện khát vọng lập công vì đất nước, trả nợ nam nhi.
2 Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo Miêu tả cảnh ngày hè để ca ngợi cuộc sống thái bình.
3 Thay mặt Lê Lợi viết báo cáo, tuyên bố đại thắng quân Minh, là một áng “thiên cổ hùng văn”.
4 Trương Hán Siêu Bạch Đằng giang phú Hoài niệm về lịch sử oanh liệt, qua đó thể hiện tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc.
5 Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhàn Thể hiện thú nhàn của người ẩn sĩ.
6 Nguyễn Du Độc Tiểu Thanh kí Nỗi đau trước số phận người tài hoa bạc mệnh.
7 Nguyễn Du Truyện Kiều (Trích) Nỗi đau vì nhân phẩm bị chà đạp.
8 Hoàng Đức Lương Tựa Trích diễm thi tập Lời tựa Trích diễm thi tập, nêu cao tư tưởng độc lập dân tộc về văn hóa, văn học.
9 Ngô Sĩ Liên Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Ca ngợi Trần Hưng Đạo văn võ song toàn, trung quân ái quốc muôn đời tôn vinh. Nghệ thuật sử kí đầy sáng tạo.
10 Nguyễn Dữ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục) Dưới hình thức kì ảo ma quái, tác giả kể lại chuyện một thời quan lại tham những, đục khoét nhân dân.
11 Đặng Trần Côn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) Nỗi khổ của người vợ lính có chồng chiến địa – Nguyên tác thơ chữ Hán tinh tế, uyển chuyển. Bản dịch Nôm cũng được nhiều người khen ngợi.

Với 2 cách trả lời bài 4 trang 147 SGK ngữ văn 10 tập 2 mà đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tổng kết phần Văn học trong phần Soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 147 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tổng kết phần Văn học.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-4-trang-147-sgk-ngu-van-10-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp