hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 162 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hoá truyền thống của Việt Nam? Người Việt đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc? Tìm một số ví dụ cụ thể trong văn học để làm sáng tỏ luận điểm này.
Bạn đang xem: Bài 4 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Trả lời bài 4 trang 162 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Để soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 162 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa truyền thống của Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo.
Người Việt Nam đã tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.
Ví dụ: Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Câu thơ của Nguyễn Trãi có sự kế thừa từ tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử.
Xem thêm: Văn mẫu Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Cách trả lời 2
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (thế mới có những con người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình) tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).
Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: “Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát mà Nhà nho cũng không tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt”. Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
Ví dụ dẫn chứng:
Ví dụ tư tưởng Nho giáo về chí hướng làm trai
Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Đạo phật là đạo hiếu. Phận phụ nữ thương cha mẹ như trong truyện Kiều. Kiều bán mình chuộc cha.
Cách trả lời 3
Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc).
– Để tạo nên bản sác văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: “Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt”. Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
– Dẫn chứng trong văn học:
a)
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Tư tưởng “nhân nghĩa”, “yên dân”, “điếu dân phạt tội” (thương dân, phạt kẻ có tội) có nguồn gốc từ Nho giáo (Đạo Khổng).
b)
Thương thay thân phận đàn bàn
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Quan niệm về thân phận, số kiếp …. là do ảnh hưởng đạo Phật.
Tham khảo: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Với các cách trả lời bài 4 trang 162 SGK ngữ văn 12 tập 2 mà đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc tốt hơn trước trong khi soạn văn 12.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp