Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 189 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản, soạn bài Lặng lẽ SaPa ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó.
Bạn đang xem: Bài 4 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Trả lời bài 4 trang 189 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 189 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Chất trữ tình toát lên từ cái đẹp của thiên nhiên Sa Pa bằng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình đầy màu sắc, ở sự sống của cây, của hoa lá, gợi ra những tưởng tượng kì thú (những cây thông… rung tít… những ngón tay… cái nhìn bao che…) tô điểm và tạo nên vẻ đẹp cho cuộc sống con người.
– “Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng”.
– “Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn”.
Nhưng chất trữ tình toát lên chủ yếu từ nội dung truyện: một cuộc gặp gỡ tình cờ đã để lại bao dư vị trong lòng mỗi người, những nét đẹp giản dị đáng mến của anh thanh niên. Qua những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình trong cái “Lặng lẽ Sa Pa”, những tình cảm, cảm xúc mới nảy nở trong lòng ông hoạ sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh niên.
Có thể nói chất trữ tình trong tác phẩm đã nâng cao ý nghĩa và nét đẹp của sự việc, của con người, làm rõ nét chủ đề tư tưởng của truyện.
Cách trình bày 2
* Chất trữ tình của tác phẩm:
– Toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, kì lạ
+ Những rặng đào, những đàn bò lang, thung lũng
+ Nắng đốt cháy rừng cây
+ Cây thông cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc
+ Mây bị nắng xua, luồn cả và gầm xe
+ Những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè
+ Nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…
– Toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trong truyện:
+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp và ý nghĩa
+ Ông họa sĩ cảm thông, thấu hiểu và trân trọng sự hi sinh lớn lao, thầm lặng của anh thanh niên cũng như những con người Sa Pa
+ Tâm hồn cô kỹ sư nảy nở tình cảm đẹp đẽ, lớn lao lắng nghe cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên
– Chất trữ tình làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm, khiến cho tác phẩm trở nên lãng mạn.
– Chất thơ mang lại cho con người thêm niềm tin vào con người, sự kết nối, thấu hiểu lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn
+ Tạo được không khí thân mật nâng cao vẻ đẹp của con người, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lộ rõ nét, sâu sắc
Cách trình bày 3
Chi tiết tạo ra chất trữ tình trong truyện
– Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp như thơ.
– Tâm hồn cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi
– Ông họa sĩ bừng lên khát khao sáng tác, trân trọng xúc động trước anh thanh niên.
– Tác dụng : Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ. Tạo không khí thân tình cho tác phẩm nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lộ rõ nét và sâu sắc.
Cách trình bày 4
– Chất trữ tình của tác phẩm thể hiện ở những đoạn tả cảnh Sa Pa và giọng văn của tác giả “Nắng bây giờ đã…như một bó đuốc lớn”.
– Tác dụng : Làm cho câu chuyện mượt mà, đậm chất thơ, như những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo.
————-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 189 SGK ngữ văn 9 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp