Bài 4 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2

0
57
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Vội vàng (Xuân Diệu) chi tiết nhất.

Đề bài: Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ và nhịp điệu của đoạn thơ cuối bài. Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh (chị) cho là mới mẻ, độc đáo nhất?

Trả lời bài 4 trang 23 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 4 trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2

* Đặc điểm hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ cuối:

– Hình ảnh quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, quyến rũ.

– Cảm xúc ào ạt, tràn trề khiến Xuân Diệu sử dụng ngôn từ đặc biệt:

+ Nghệ thuật điệp cấu trúc theo lối tăng tiến: Ta muốn: ôm, riết, say, thâu, cắn.

+ Kết hợp sử dụng các động từ mạnh, danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tính từ chỉ xuân sắc.

– Nhịp điệu của bài thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.

* Xuân Diệu đã sử dụng các hình ảnh độc đáo, mới lạ: Mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, cây, cỏ rạng, mùi thơm ánh sáng, thanh sắc, thời tươi, xuân hồng… kết hợp với các động từ mạnh và tính từ chỉ xuân sắc → thể hiện lòng yêu đời, ham sống bùng lên hối hả để tận hưởng những hương vị ngọt ngào, say đắm của cuộc sống.

Cách trả lời 2:

– Hình ảnh: gần gũi, quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, đầy quyến rũ và tình tứ ⇒ táo bạo, đầy cảm giác và có tính sắc dục.

– Ngôn từ: tự nhiên, gần với lời nói thường, sử dụng nhiều động từ mạnh, tăng tiến và danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ của cảnh vật.

– Nhịp điệu: dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

Cách trả lời 3:

Đoạn cuối bài thơ:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Xuân Diệu tả cảnh sắc mùa xuân về với thời non tươi của nó để tận hưởng. Hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả.

– Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn.

– Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng: điệp cú pháp; điệp từ, ngữ; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến (Ta muốn ôm, Ta muốn riết… Ta muốn cắn), trạng thái tăng tiến (cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê…).

=> Nét độc đáo về nghệ thuật của đoạn thơ đó là những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.

Tham khảo thêm: Biện pháp nghệ thuật, tu từ sử dụng trong bài thơ Vội vàng

Với gợi ý 3 cách trả lời câu hỏi bài 4 trang 23 SGK ngữ văn 11 tập 2 do tổng hợp và biên soạn trên đây, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 23 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vội vàng ngữ văn 11.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-4-trang-23-sgk-ngu-van-11-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp