hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tựa Trích diễm thi tập chi tiết nhất.
Đề bài: Anh (chị) cho biết, trước “Trích diễm thi tập
” đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc.
Trả lời bài 4 trang 30 SGK văn 10 tập 2
Cách trả lời 1:
Bạn đang xem: Bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 10 tập 2
Trước Trích diễm thi tập đã có Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nói về văn hiến dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Cả hai ý kiến đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào về văn hiến dân tộc của nhân dân được khẳng định.
Cách trả lời 2:
Trong phần mở đầu bài Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã khẳng định:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Ở đây, một lần nữa Hoàng Đức Lương trong lời tựa Trích diễm thi tập cũng đã có đến hai lần nhắc đến nền văn hiến của dân tộc:
“Nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay, vẫn có tiếng là nước văn hiến…”.
“Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm…”.
Cả hai văn bản trên đều xuất hiện ở thế kỉ XV sau chiến thắng giặc Minh. Lúc này chính là lúc tư tưởng độc lập dân tộc, ý thức tự chủ, tự cường của nhân dân ta đang ở cao trào. Cả hai văn bản đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc và niềm tự hào về nền văn hiến dân tộc của nhân dân ta đang trên đà khẳng định dân tộc. Tuy rằng bài tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương không có tầm vóc lịch sử vĩ đại như Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
Tham khảo thêm: Phân tích Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương
Với một số gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 30 SGK ngữ văn 10 tập 2 trên đây do tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Tựa Trích diễm thi tập tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp