Bài 4 trang 35 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
60
Rate this post

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 35 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi mục đọc – hiểu, soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Phần Nhiệm vụ bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này?

Bạn đang xem: Bài 4 trang 35 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 4 trang 35 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Trên cơ sở những thách thức và cơ hội, văn bản nêu lên những nhiệm vụ cấp bách cần làm:

  • Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
  • Quan tâm, chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
  • Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đề thực hiện lợi ích của trẻ em, đặc biệt là các em gái.
  • Bảo đảm sao cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để cho một em nào mù chữ.
  • Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện đế các em lớn khôn và phát triển trên nền móng gia đình.
  • Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do.
  • Vì tương lai của trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.

Các nhiệm vụ được nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện, bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn, em trai, em gái) và mọi cấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).

Điều quan trọng là các nhiệm vụ đó được nêu lên với một thái độ dứt khoát, thể hiện quyết tâm cao độ của cộng đồng quốc tế. Mục 17 nhấn mạnh: “Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp vói nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế”.

Trả lời ngắn gọn

Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triên của trẻ em. Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai – gái, xóa mù chữ, quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…

Tham khảo thêm cách trình bày khác

1. Bảy nhiệm vụ (mục 10 – mục 16) trong Tuyên bố được xác định trên cơ sở tình trạng thực tế về cuộc sống của trẻ em – hiện nay trên thế giới và những cơ hội được khẳng định ở phần trước.

Bản Tuyên bố đã nêu ra những số liệu và những yêu cầu cụ thể, xác định nhiều nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia về các vấn đề:

– Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.

– Quan tâm chăm sóc hàng đầu số trẻ tàn tật, có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.

– Bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em gái, các bà mẹ, bảo đảm quyền bình đăng nam nữ.

– Chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống tốt đẹp, có giá trị về các mặt tinh thần, văn hoá, đời sống. Cụ thể là quyền được học tập, chống nạn mù chữ

– Giúp đỡ các bà mẹ sinh nở an toàn khi mang thai và sinh đẻ, không chết bà mẹ và thai nhi.

– Tạo cho trẻ em mồ côi có cơ hội tìm biết lại lịch của mình, có cảm giác an toàn nơi mình nương tựa, chuẩn bị cho các em một cuộc sống có trách nhiệm và tự lập khi đến tuổi trưởng thành.

2. Tính chất toàn diện của nội dung phần “Nhiệm vụ” :

  • Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
  • Quan tâm đến trẻ em tàn tật và khó khăn.
  • Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ.
  • Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.
  • Chú trọng kế hoạch hóa gia đình.
  • Bảo đảm tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Nỗ lực hợp tác quốc tế.
  • Nâng cao nhận thức trẻ em về giá trị và nguồn gốc bản thân.

=> Những nhiệm vụ toàn diện, đề cập đến mọi vấn đề trong đời sống, có tính khả thi.

Ghi nhớ

Đây là đoạn trích Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990. Tiếp theo sau đoạn trích, bản Tuyên bố còn phần Cam kết và phần Những bước tiếp theo khẳng định quyết tâm và nêu ra một chương trình cùng các bước cụ thể phải làm.

Bản Tuyên bố ra đời vào cuối thế kỉ XX, liên quan đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em là sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự tăng trưởng kinh tế chung, tính hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều vấn đề đặt ra như trong phần Thách thức mà bản Tuyên bố đã nêu.

————–

vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 4 trang 35 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 35 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-4-trang-35-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp