hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 88 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” là gì? Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?
Bạn đang xem: Bài 4 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Trả lời bài 4 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Để soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 4 trang 88 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
Nguyên nhân:
– Lũ vua quan thối nát, phản động ham quyền, vinh hoa, muốn “giữ đầy túi tham” nên “phá tan tành đoàn thể quốc dân”
– Tác giả đả kích vào bản chất phản động, thối nát của vua quan
+ Không quan tâm chăm lo đời sống của dân
+ Muốn dân tối tăm, khốn khổ để chúng dễ thống trị, bóc lột
+ Bòn rút của dân để trở nên giàu sang, phú quí
+ Dân không có đoàn thể nên chúng mặc sức lộng hành mà không ai lên tiếng, phản kháng
+ Quan lại toàn chạy chức, quyền
– Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, lối so sánh ví von sắc bén, thể hiện thái độ căm ghét với chế độ chuyên chế
+ bọn học trò, thượng lưu, kẻ mang đai đội mũ, kẻ áo rộng khăn đen, bọn quan lại, ngất ngưởng ngồi tin, lúc nhúc chạy dưới…
→ Thể hiện tấm lòng của một người tình yêu đất nước thiết tha, xót xa trước tình cảnh khốn khổ người dân, quan tâm tới vận mệnh dân tộc, căm ghét bọn quan lại xấu xa.
Cách trả lời 2
– Nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”: bọn vua quan ham quyền tước, vinh hoa nên tìm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.
– Tác giả đả kích chế độ vua quan chuyên chế:
+ Bọn vua quan ích kỉ, tham lam, chỉ vun vén cho quyền lợi, chức vị của mình.
+ Thái độ bàng quan, không thương dân chúng đói khổ mà còn lợi dụng dân ngu để ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý.
+ Thói chạy theo quyền tước, mua quan bán chức, vun vén cá nhân trở thành xu thế.
+ Trước sự lộng quyền, nhũng nhiễu của bọn vua quan: không ai phẩm bình, không ai chê bai, không ai khen chê, không ai khinh bỉ.
=> Phan Châu Trinh bày tỏ thái độ khinh bỉ, căm ghét đối với bọn vua quan và nỗi đau xót trước sự ngu dốt, khốn khổ của đông đảo dân chúng.
Cách trả lời 3
Nguyên nhân của việc dân không biết đoàn thể, không trọng công ích:
– Hồi cổ sơ ông cha ta đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công đức.
– Lũ vua quan phản động, thối nát, “ham quyền tước, ham bả vinh hoa”, “muốn giữ túi tham của mình được đầy mãi” nên đã tìm cách “phá tan tành đoàn thể của quốc dân”.
– Tác giả hướng mũi nhọn đả kích vào bản chất phản động, thối nát của bọn vua quan:
+ Không quan tâm đến cuộc sống của dân.
+ Muốn dân tối tăm, khốn khổ để chúng dễ dàng thống trị, vơ vét.
+ “rút tỉa của dân” để trở nên giàu sang, phú quí.
+ Dân không có đoàn thể nên chúng mặc sức lộng hành mà không có ai lên tiếng, tố cáo, đánh đổ.
+ Quan lại chỉ toàn là bọn người xấu chạy chức, chạy quyền.
– Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, lối so sánh ví von sắc bén thể hiện thái độ căm ghét cao độ đối với chế độ vua quan chuyên chế.
+ “bọn học trò”, “bọn thượng lưu”, “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn đen”, “bọn quan lại”, “ngất ngưởng ngồi tin”, “lúc nhúc lạy dưới”…
=> Thể hiện tấm lòng của một người có tình yêu đất nước thiết tha, xót xa trước tình cảnh khốn khổ của người dân, luôn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, căm ghét bọn quan lại xấu xa thối nát. Dưới mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế thật vô cùng tồi tệ, cần phải xoá bỏ triệt để.
Bài 4 trang 88 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp