Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Qua đoạn trích, phân tích tính cách Thuý Kiều và Hoạn Thư.
Bạn đang xem: Bài 5 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Trả lời bài 5 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Trả lời chi tiết
– Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Đối với “người cũ” Thúc Sinh tuy “nhu nhược, thấp cơ, thua trí đàn bà”, không bảo vệ được nàng nhưng đã có công cứu nàng khỏi lầu xanh nên nàng đã đền ơn xứng đáng “Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân”. Khi xử Hoạn Thư, lúc đầu nàng kiên quyết trừng phạt, nhưng trước sự hối lỗi và thái độ thành khẩn của Hoạn thư, Kiều đã tha bổng. Lí do cơ bản khiến Kiều tha cho Hoạn Thư chính vì nàng vốn đã có tấm lòng rộng lượng, khoan dung, nhưng lí do ẩn bên trong cũng là tác giả muốn thể hiện tính cách ghê gớm “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời” của Hoạn Thư.
– Tính cách của Hoạn Thư cũng có những biểu hiện phong phú, đa dạng nhưng là một người “quỷ quái tinh ma” như nhận xét của Thúy Kiều. Khi Kiều kiên quyết trừng phạt những tội lỗi, Hoạn Thư đã hoảng sợ nhưng khéo léo van xin. Lí lẽ chặt chẽ, lập luận hợp lí, không chối tội, sẵn sàng nhận trừng phạt nhưng xin Thúy Kiều mở lượng khoan hồng.
Trả lời ngắn gọn
– Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa và thủ đoạn. Trong cảnh “hồn lạc phách xiêu” vẫn đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục.
– Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng, đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.
Tham khảo thêm cách trình bày khác
Qua đoạn trích ta thấy tính cách của Kiều và Hoạn Thư có những nét khác nhau:
- Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa đầy mưu mô, thủ đoạn.
- Kiều là người trọng ân nghĩa, giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng, với Thúc Sinh nàng sống có trước có sau, ân cần thân mật; đối với Hoạn Thư dù có chì chiết giận dữ lúc ban đầu nhưng nàng vẫn rộng lượng bao dung tha bổng.
Hoặc
Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa: báo ân người giúp đỡ, kẻ có oán phải chịu tội thích đáng
- Dù Thúc Sinh không bảo vệ được Kiều nhưng vẫn nhớ và đền ơn
- Với Hoạn Thư, Kiều kiên quyết trừng phạt, nhưng trước thái độ khôn ngoan, xin tha bổng, Kiều đã tha cho Hoạn Thư
– Kiều rộng lượng, không cố chấp, chính sự rộng lượng ấy khiến kẻ như Hoạn Thư phải tâm phục, khẩu phục
– Hoạn Thư người nham hiểm, độc ác nhưng khôn ngoan, lọc lõi
- Bản chất Hoạn Thư ác độc, ranh mãnh: từng hành hạ Kiều tới đau đớn, ê chề
- Người “bên ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao”
Nay vẫn quỷ quyệt, xảo trá, lọc lõi khiến Kiều xuôi lòng tha bổng.
————–
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 5 trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 1 được tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp