hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Chiều tối, Lai Tân của Hồ Chí Minh; Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu?
Bạn đang xem: Bài 5 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Trả lời bài 5 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2
Để soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
Chiều tối ( Hồ Chí Minh)
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ.
+ Bài thơ tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại.
Lai tân (HCM)
+ Thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước cảnh thái bình giả tạo đang diễn ra dưới chế độ Tưởng Giới Thạch.
+ bài thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng từ, sử dụng hình ảnh đối lập làm nổi bật.
Từ ấy (Tố Hữu)
+ Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của người thanh niên tiểu tư sản yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
+ Hình ảnh thơ tươi sáng, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
Nhớ đồng
+ Nỗi lòng tha thiết của người chiến sĩ cách mạng muốn được vượt thoát khỏi nhà tù và nỗi nhớ thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.
+ Hình ảnh thân thuộc, gần gũi, thể thơ bảy chữ tự do.
Cách trả lời 2
a) Chiều tối – Hồ Chí Minh
Bài thơ rất tiêu biểu cho thơ trữ tình Hồ Chí Minh: nhà thơ không trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ nội tâm mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh, cảnh vật khách quan. Qua bức tranh cảnh vật, ta thấy được những nét đẹp tâm hồn của một nhà thơ – chiến sĩ: lòng yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống, phong thái ung dung tự chủ và niềm lạc quan, nghị lực kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, tối tăm.
– Nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận tính chất hàm súc của thơ rất cao.
– Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm (quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khoẻ khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm “sáng” lên cả bài thơ, ví như chữ “hồng” trong câu thơ cuối chẳng hạn.
b) Lai Tân – Hồ Chí Minh
– Bài thơ cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt lành.
– Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tuỷ của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.
– Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thư ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả một chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất “thép” của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.
c) Từ ấy – Tố Hữu
Bài thơ là niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bàng’ những hình ảnh tươi sáng, bằng các biện pháp tu từ gợi cảm (nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ) và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
Nhạc điệu của bài thơ trước hết được tạo ra từ thể thơ thất ngôn – vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp trong bài thơ liên tục thay đổi qua các câu thơ, ví dụ: Từ ấy trong tôi/bừng nắng hạ… Hồn tôi/là một vườn hoa lá… Gần gũi nhau/thêm mạnh khối đời… Hệ thống vần cuối của các câu thơ cũng rất phong phú, có sức vang ngân, bởi nó chủ yếu là các âm mở, như: hạ – lá; người – nơi – đời ; nhà – pha,…
d) Nhớ đồng – Tố Hữu
– Bài thơ là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê huơng, đồng thời thể hiện niềm say mê lí tưởng và khát khao tự do, khát khao hành động của nhà thơ.
– Bài thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhiều biện pháp điệp (điệp từ, điệp cú pháp), điệu thơ nhẹ nhàng, ngôn từ trong sáng, thiết tha, giàu sức lôi cuốn.
Cách trả lời 3
Tác phẩm | Nội dung tư tưởng | Đặc sắc nghệ thuật |
Chiều tối (Hồ Chí Minh) | Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. | Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại. Ngôn ngữ linh hoạt và sáng tạo. |
Lai tân (Hồ Chí Minh) | Bài thơ cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. | Cấu tứ đầy bất ngờ, sáng tạo. |
Từ ấy (Tố Hữu) | Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng. | Sự vận động tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua việc sử dụng hình ảnh thơ tươi sáng kết hợp với các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu |
Nhớ đồng (Tố Hữu) | Bài thơ là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương cùng niềm khát khao tự do, giác ngộ lí tưởng cách mạng. | Bài thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, nhiều biện pháp điệp, ngôn từ trong sáng, thiết tha, lôi cuốn. |
Bài 5 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần văn học kì 2 trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp