Bài 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1

0
68
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 119 sách giáo khoa Ngữ văn 10 phần đọc hiểu soạn bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) với những cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo.

Đề bài: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì ?

– Lòng yêu thiên nhiên

Bạn đang xem: Bài 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1

– Lòng yêu đời, yêu cuộc sống

– Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân

Từ việc lí giải cách lựa chọn của mình, anh (chị) hãy làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Trả lời bài 5 trang 119 SGK văn 10 tập 1

Cách trả lời 1

– Cảm xúc chủ đạo của bài thơ tả cảnh ngày hè là:

+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật cây cối muôn màu muôn vẻ.

+ Từ lòng yêu đời, tình yêu non sông đất nước và khát vọng về cuộc sống thái bình thịnh trị, ấm no hạnh phúc cho nhân dân (cảm hứng chủ đạo của bài thơ).

– Qua bài thơ, ta có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét là một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người và luôn khát khao vươn tới cuộc sống thái bình cho nhân dân, khát vọng về cuộc sống hoà bình hạnh phúc cho nhân dân. Với một bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị và câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Trãi đã mang đến bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, khoẻ khoắn và tươi đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, hướng tới cuộc sống tốt đẹp trong tâm hồn nhà thơ. Đây là lí tưởng của Nguyễn Trãi, lý tưởng của một nhân cách cao quý, một tâm hồn lo lắng cho dân cho nước.

Tham khảo: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Cách trả lời 2

– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:

+ Lòng yêu thiên nhiên.

+ Lòng yêu đời, yêu cuộc sống.

+ Khát vọng về cuộc sống thái bình hạnh phúc cho nhân dân.

– Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn chấn trước vẻ đẹp của cuộc sống, đã phá vỡ cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần túy, qua đó bộc lộ niềm quyến luyến, tha thiết với cuộc đời. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân thể hiện rõ nét ở hai câu cuối bài. Ông nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước thanh bình, no đủ cho nhân dân. Niềm tha thiết gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi.

Cách trả lời 3

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

– Nguồn gốc từ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu đời, yêu đất nước, khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

– Xuất phát từ khát vọng hòa bình cho nhân dân cộng hưởng với vẻ đẹp tâm hồn, lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi.

→ Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, tác giả mang lại bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, tươi đẹp.

Trên đây là 3 cách trả lời câu hỏi bài 5 trang 118 SGK Ngữ văn 10 tập 1 do tổng hợp và biên soạn. Các em nên đọc kĩ kết hợp với ý hiểu của bản thân để lựa chọn được cách trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Cảnh ngày hè.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày hè lớp 10 của Nguyễn Trãi.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-5-trang-119-sgk-ngu-van-10-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp