Bài 5 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
70
Rate this post

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 5 trang 134 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều.

Bạn đang xem: Bài 5 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 5 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 5 trang 134 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Trả lời chi tiết

– Gia đình

  • Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

– Thời đại

  • Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực
  • Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.
  • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.
  • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.

Cuộc đời:

  • Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc (1786-1796) rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh (1796-1802).
  • Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời (1802). Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
  • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

==> Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng vốn sống phong phú, am hiểu nền văn hóa dân tộc đặc biệt là niềm thương cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân, là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

Tóm tắt truyện Kiều

Năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh bên Trung Quốc có một người con gái tài sắc tuyệt vời là Thúy Kiều. Khi đi Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp một chàng trai tài hoa là Kim Trọng. Hai người đã yêu thương và thế thốt với nhau.

Khi Kim Trọng về hộ tang chú, vì thằng bán tơ vu oan, Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và cho em trai là Vương Ông và Vương Quan. Thúy Kiều đã phải nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng để giữ vẹn lời thề. Người mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh, một tên buôn người cho Tú Bà ở Lâm Truy. Bị Tú Bà đánh đập ép làm nghề ô nhục, Kiều đã tự tử. Tú Bà tạm thời nhượng bộ, cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, rồi dùng Sở Khanh lừa Kiều, đánh đập dã man ép Kiều phải tiếp khách.

Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, nhưng lại bị cha của Thúc Sinh là Thúc Ông thưa đến cửa công, bi vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư nhờ mẹ là Hoạn Bà cho bọn đầy tớ là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ bắt cóc, rồi biến thành đầy tớ nhà Hoạn Bà, Hoạn Thư. Thúc Sinh tuy có gặp lại Kiều nhưng không dám nhận. Cuối cùng Kiều đã bị Hoạn Thư ép phải đi tu tại Quan Âm Các. Lâm bước đường cùng, Kiều phải ăn cắp chuông vàng, khánh bạc rồi trốn khỏi nhà Hoạn Thư, gặp vãi Giác Duyên, nương náu ở Chiêu An Am.

Sợ bị gia đình Hoạn Thư biết được, vãi Giác Duyên phải gửi Kiều ở nhà Bạc Bà. Cháu của Bạc Bà là Bạc Hãnh giả danh lấy Kiều rồi bán Kiều vào thanh lâu ở Châu Thai. Nơi đây Kiều gặp Từ Hải, được Từ Hải chuộc ra rồi giúp Kiều báo ân, báo oán. Nhưng Kiều lại bị Hồ Tôn Hiến lừa, khiến Từ Hải bị tử trận còn Kiều thì bị bi gả cho Thổ quan.

Quá tủi nhục, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự trầm, nhưng được vãi Giác Duyên cứu sống, rồi về tu chung với vãi Giác Duyên. Tình cờ, vãi Giác Duyên gặp được gia đình của Kiều tưởng Kiều đã chết, khi đang lập đàn cầu siêu cho Kiều, nên Kiều lại được đoàn tụ với gia đình. Trước áp lực của cả gia đình, Kiều phải làm lễ thành hôn với Kim Trọng, nhưng trong thực tế Kiều đã xin với Kim Trọng không phải làm vợ mà chỉ làm bạn với chàng.

Trả lời ngắn gọn

Nguyễn Du và Truyện Kiều:

– Thời đại : Sống vào cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn lịch sử đầy biến động : chế độ phong kiến rối ren, khủng hoảng, phong trào nông dân nổi lên khắp nơi.

– Gia đình : Sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.

– Cuộc đời : Sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc rồi trở về quê nội Hà Tĩnh, đi nhiều, tiếp xúc nhiều khiến ông có vống sống phong phú. Từng làm quan dưới triều Nguyễn và đi sứ Trung Quốc.

Tóm tắt Truyện Kiều

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Gia đình Vương viên ngoại thuộc tầng lớp trung lưu, có 3 người con: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Thuý Kiều nổi tiếng tài sắc. Trong tiết thanh minh tảo mộ, nàng gặp Kim Trọng, một người hào hoa phong nhã. Sau đó hai người thề nguyện đính ước thuỷ chung với nhau suốt đời.

Phần 2: Gia biến và lưu lạc

Khi Kim Trọng về hộ tang chú, gia đình Kiều mắc oan. Kiều phải dứt tình với Kim Trọng, bán mình cứu cha và em. Nàng rơi vào tay Mã Giám Sinh, Tú Bà, bọn trùm lầu xanh. Đau khổ, Kiều tự vẫn nhưng không chết. Nàng bị lừa trốn cùng Sở Khanh, bị bắt lại, bị đánh đập, nàng đành chịu tiếp khách. Ở lầu xanh, nàng gặp Thúc Sinh, một người buôn bán giàu có, chuộc nàng làm vợ lẽ. Nhưng chưa được 1 năm lại bị mẹ con Hoạn Thư – vợ cả bày mưu bắt về đánh đập và bắt làm con ở. Khi Thúc Sinh trở về, nàng bị bắt hầu đàn, hầu rượu rồi ra ở Quan Âm các. Lo sợ, Kiều lại bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư – nhưng lại rơi vào lầu xanh khác. Ở đó, Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng trí dũng. Nhờ uy danh Từ Hải, Kiều đã báo ân trả oán. Chẳng được bao lâu, Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến chết đứng, Kiều bị làm nhục, ép gả cho viên thổ quan. Quá tủi nhục, Kiều tự vẫn ở sông Tiền Đường nhưng được sư Giác Duyên cứu sống.

Phần 3: Đoàn tụ

Lại nói về Kim Trọng, khi biết Thuý Kiều đã bán mình, cho dù gia đình đã gả Thuý Vân cho nhưng chàng vẫn không nguôi nhớ Kiều. Sau khi đã đỗ đạt làm quan, Kim Trọng đã cất công đi tìm Kiều về. Đến sông Tiền Đường, biết nàng tự vẫn, Kim Trọng đã lập đàn giải oan. Tình cờ sư Giác Duyên ngang qua giúp Kiều đoàn tụ với gia đình. Gia đình lại ép Kiều nối lại duyên xưa với Kim Trọng. Từ chối không được nàng đành thuận tình nhưng xin Kim Trọng đổi tình vợ chồng thành tình bạn bè.

————-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 5 trang 134 SGK ngữ văn 9 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 134 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-5-trang-134-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp